Nói về thanh phù trầm / Lê-Ngọc-Trụ

Sắp thanh hỏi về loại trầm thượng-thanh, thanh ngã về phù thượng-thanh, Dương-Quảng-Hàm cũng như Trần-Trọng-Kim (Việt-nam văn-phạm) có lẽ đã xét hai giọng ấy theo phương diện phát-âm : giọng hỏi rõ, vắn, nhẹ thấp hơn giọng sắc, còn giọng ngã, trầm, nặng, dài cao hơn giọng nặng, cao thấp khi so-sánh hai giọng cùng một bực bổng hết hoặc trầm hết.

Chớ còn sắp ngãphù (bổng) và hỏitrầm (trầm) thì không đúng, khi ứng-dụng vào hệ-thống âm-thinh (thanh) của Việt-ngữ.

Tám giọng của tiếng Việt : NGANG, HUYỀN, HỎI, NGÃ, SẮC, NẶNG, SẮC-NHẬPNẶNG-NHẬP được phân làm hai bực:

1) Bổng : ngang, hỏi, sắc, sắc-nhập
2) Trầm : huyền, ngã, nặng, nặng-nhập

Tám giọng nầy tương-ứng với tứ-thinh (thanh) của tiếng Hán-Việt : hình, thượng, khứ, nhập, mỗi loại có hai bực : thanh, hoặc phù, trọc hoặc trầm.

Sắp đối-chiếu các giọng như bảng sau đây :

Cách sắp xếp này có khác với lối của hai Ông Dương-Quảng-Hàm, Trần-Trọng-Kim.

Xin chứng-minh lý-do tại sao?

A). Tiếng Hán-Việt có đặc điểm về âm khởi đầu với thinh của một tiếng, quan-hệ nhau thành luật-thanh-trọc : nếu âm khởi đầu thuộc thanh-âm thì thinh của tiếng ấy thuộc thanh thinh (ngang, hỏi, sắc, sắc nhập) ; nếu âm khởi đầu thuộc trọc âm thì tiếng ấy thuộc tiếng trọc-thinh, huyền, ngã, nặng (ngang về trọc-bình-thinh riêng cho loại phụ âm, l, m, n, nh, ng, d, v).

Thí dụ : Tiếng Hán-Việt đã phân loại các nguyên-âm thuộc thanh-âm vì vậy tất cả tiếng Hán-Việt khởi đầu bằng một nguyên-âm (a, â, ê, i, y, o, ô, u, ư), đều là một tiếng có giọng ngang, hỏi, sắc, sắc nhập mà không có giọng huyền, ngã, nặng, nặng nhập, có anh, ảnh, ánh, ác, ân, ẩn, ấn, ất,... mà không có ành, ãnh, ạnh, ạc, ần, ẫn, ận, ật...

Trái lại, những tiếng Hán-Việt khởi đầu bằng một hữu-âm : l, m, n, ng, nh, d, v, đều thuộc dấu ngã : lãm, mã, nữ, nguyễn, nhã, diễn, võ... mà không có dấu hỏi. Về những tiếng Hán-Việt khởi đầu bằng phụ-âm thuộc thanh-trọc hỗn-hợp b, ph, th, t, đ, x, tr, s, h, như bão (vệ), hoài bão, đảng, đãng hải, hãi... thì tương-đối rất khó phân-biệt, phải nhờ phương-pháp phiên-thiết của Tự-điển Trung-hoa. Tuy-nhiên, nhờ tiếng Hán-Việt viết bằng chữ Việt, nên có thể căn-cứ vào dấu giọng mà biết được : ngang, hỏi, sắc thì thuộc thanh-âm, huyền, ngã, nặng, thì được trọc-âm. Phương-pháp phiên-thiết áp dụng luật thanh-trọc của tiếng Hán-Việt ; muốn đọc một chữ Hán, tự-điển Trung-hoa dùng hai tiếng, rồi phiên-thiết, cắt lấy phần khởi đầu của tiếng thứ nhất và phần vận của tiếng thứ nhì, đọc ráp liền lại, theo nguyên-tắc : tiếng thứ nhất cho âm-khởi-đầu, và định bực-thinh, tiếng thứ nhì cho vận (khai-khẩu hoặc hợp-khẩu) và loại-thinh.

Thí-dụ :
1.- Bão (vệ) : bác ; xão thiết
2.- (Hoài) bão : bạc ; lão thiết

1). Tiếng thứ nhất bác, cho âm-khởi-đầu b, vì mang dấu sắc thuộc thanh-âm nên định-bực bổng cho tiếng kết-quả.

Tiếng thứ nhì xảo cho vận ao và thuộc loại thượng thinh (vì mang dấu hỏi) thì kết-quả sẽ là thanh " Phù " thượng-thinh:

b ; ao hỏi : bảo
2). Về tiếng bão, tiếng thứ nhất bạc cho âm-khởi đầu b và định bực trầm (vì tiếng dấu nặng) ; tiếng thứ nhì lão cho vận ao và trọc (trầm) thượng-thinh : ngã

b ; ao ngã : bão
B). Lý-do thứ hai, trong tiếng Việt hai tiếng đôi lấp-láy một tiếng không nghĩa đi chung với một tiếng có nghĩa thì tiếng đồng bực thinh : bổng thì bổng, trầm thì trầm, theo luật bổng trầm.

Thí dụ :
vui-vẻ, nghỉ-ngơi, mát-mẻ, khấp-khểnh
lặng-lẽ, nghĩ-ngợi, mạnh-mẽ, khập-khễnh

C). Lý-do thứ ba, các thinh tiếng Việt biến đổi lẫn nhau hoặc đọc trại lẫn nhau. Sự biến đổi đọc trại ấy cũng ở trong nguyên-tắc bổng trầm, đồng bực thinh đổi lẫn nhau.

Thí dụ :
lẻn ; lén ; (có) thể – (có) thể ; (nói) trớ , (nói) trở (lại), (nhắc) nhở – (nhắc) nhớ ; tan – tán – tản ; dẫu – dầu ; đã – đà ; cũng – cùng ; bỡ-ngỡ – bợ-ngỡ ; gần-gũi – gần-gụi.
cưỡng → cượng ; hỗ (trợ) → hộ (trợ) ; lời → lợilãi.
bổn → vốn ; bố → vải ; phế → phổi ; đái → đai ; để → đáy ; không → chẳng ; ký → gởi ; cẩm → gấm
kỵ → cỡi ; mãnh → mạnh ; lễ → lạy ; trệ → trễchầy ; dị → dễ.

Những lý-do trên chứng minh rằng các thinh tiếng Việt có hệ-thống liên-hệ nhau, và thinh hỏi thuộc giọng bổng (phù) và ngã thuộc giọng trầm (trầm).

Về vận bằng trắc, thì dầu Ông Dương-Quảng-Hàm có sắp ngược lại : hỏi (trầm) ngã (phù), thì hai thinh ấy vẫn thuộc vần trắc.

LÊ-NGỌC-TRỤ
Nội san Danh-từ chuyên-môn 6 - 6.1972

0 comments: