Ông Mạc Phương Hải, Sài-gòn hỏi :
Tại sao trong các cuốn Tâm trạng của giới văn nghệ ở miền Bắc do Mạc Đình soạn đều bị mất bốn trang là 117, 118, 119, 120?
Đáp :
Ông cũng đoán biết rồi, xin miễn trả lời.
Tại sao trong các cuốn Tâm trạng của giới văn nghệ ở miền Bắc do Mạc Đình soạn đều bị mất bốn trang là 117, 118, 119, 120?
Đáp :
Ông cũng đoán biết rồi, xin miễn trả lời.
Hỏi :
Cuốn Luận-ngữ cách ngôn in tại Minsang Dit T.B. Cay 49 Bd. Francis-Garnier Hanoi, năm 1927, dịch giả là ai ?
Đáp :
Theo quyển Liste des imprimés năm 1927, thì nhà in Minsang không có in quyển nào cả.- Xem sách xuất bản thấy có quyển :
Đoàn-Như-Khuê.- Luận ngữ cách ngôn (Les entretiens de Confucius).- Hanoi, Imp. Nghiêm-Hàm, 1927 ; 240/160, 71 pp. prix 0$30.
Không biết có phải là cuốn sách ông hỏi chăng ?
Hỏi :
Cuốn Việt Nam văn phạm do Lê-Thăng xuất bản năm 1945 tại Hanoi, tác giả là ai ?
Đáp :
Chưa tìm thấy - Quyển Việt Nam văn phạm do Lê-Thăng xuất bản. In lần thứ nhất, năm 1940, thì của Trần-Trọng-Kim cùng làm với Phạm Duy Khiêm và Bùi Kỷ.
Hỏi :
Chữ Tầu viết bằng bao nhiêu lối chữ ?
Đáp :
Theo ông Thi-Đạt-Chí, trong bài « Nghiên cứu chữ Hán - Sự tiến triển về hình thể chữ Hán » (Văn-hóa Á châu, số 23-24, tháng 2-3/1960, tr. 117).
« ... Chữ Hán mới đầu theo các hình vật phác họa ra, tức là chữ tượng hình : từ chữ tượng hình đến chữ Ân-khế, chữ triện (đại triện, và tiểu triện), chữ lệ, chữ bát phân, chữ chân chữ thảo, chương thảo và kim thảo. Chữ hành thư tức bán thảo.
« Một thế kỷ nay, chỉ còn bốn thể chữ là chữ triện, chữ lệ, chữ chân phương và chữ thảo.
« Nhưng đa số chỉ biết có chữ chân phương và chữ bán thảo thôi, còn chữ triện, chữ lệ và đại thảo ít người biết tới trừ các học giả và các nhà thư-pháp (chuyên nghiên cứu viết chữ).
Hỏi :
Trong các sách địa lý có sách viết là mũi Kê Gà và có sách viết là mũi Kẻ Gà. Vậy địa danh nào đúng ?
Đáp :
Kiểm lại các sách, tôi cũng thắc mắc như ông khi thấy ghi Ke Ga, Kẻ Gà. Phải cần hỏi ngay người ở địa phương ấy mới rõ chắc được.
Trong quyển Đại Nam nhất thống chí thì ghi là Cẩm Kê là loại gà rừng (gà tre) nhỏ con có bộ lông rất đẹp. Có thể vùng nầy nhiều loại gà rừng nên đặt tên như vậy chăng ?
Theo ý nhà sử học Lê-Thọ-Xuân mà tôi đã hỏi, thì không thể là Kê Gà được. Tôi xin trích bức thư ổng viết cho tôi để ông làm tài liệu.
« Kê gà, đã Kê mà lại còn gà ? Anh nhớ Tây viết mà mình học Géographie hồi Cours Elémentaire hay Moyen là Kéga. Không phải Kẻ Gà. Mà chắc là Khe Gà.
« Kiến Thạnh của Trịnh-Hoài-Đức thì Aubaret viết Kien tanh... vì Tây câm chữ « h ».
« Vậy Khe Gà, Tây viết Kega và muốn tránh chữ « e » muet ở giữa khổ độc nên cho accent aigu cho... vui tai !
Tôi còn nhớ ở Tây-Ninh có Khe-răng, sách chữ Hán chép Xỉ-Khê và chừng như mấy không Phú-lang-sa viết trên địa đồ là Ke-lang.
LÊ-NGỌC-TRỤ
Văn 71, 1.12.1966
0 comments:
Post a Comment