Thanh Long đao của Quan Công / Lê-Ngọc-Trụ

« Thanh Long đao » là một loại đại đao của ông

« Quan Võ sáng-chế ra, nên vì vậy, người ta thường gọi là Quan đao (đao của Quan Võ).
« Hình nó như mặt trăng lưỡi liềm, nên cũng gọi là yển nguyệt đao. (
Yển nguyệt là trăng lưỡi liềm).
« Trên mặt đao thấy có vân hình con rồng, nên mới đặt là
Thanh Long yển nguyệt đao, gọi tắt là Thanh Long đao ».
(Chép theo Từ Hải)

Tại sao rồng xanh mà chẳng là thứ rồng nào màu khác?

Gọi bằng « Thanh Long » có lẽ là do nơi màu thép rèn con đao ấy. Thứ thép đó gọi là Tân thiết, là thứ thép thật bén – theo bộ Từ Nguyên – sản xuất tận Tây Phiên, trên mặt có xoáy vận khu ốc, hoặc có hình như bông tuyết vậy.

Rèn gươm đao, thép đó mài ra thật bén, màu sáng trong xanh ; dùng « kim ty phàn » mà chế thì thấy lộ mấy thứ bông đó ; giá mắt hơn bạc. Thứ thép giả thì thấy bông đen.

Thêm nữa, thuở xưa « Thanh Long » (rồng xanh) tượng-trưng điềm tốt.

Cây « Thanh Long yển nguyệt đao » nặng tám mươi hai cân, cũng có tên nữa là « Lãnh diệm cứ ».


Theo Từ Nguyên thì đao trong Võ Kinh có tám thứ. Hiện giờ chỉ dùng có bốn thứ thôi: yển-nguyệt đao, đoản đao, trường đao và câu-liêm đao.

« Yển nguyệt đao dùng thao duợt, tập luyện để cho oai-hùng, chớ thật ra, không thể đem dùng ở mặt trận thời bây giờ nữa được ».

Theo sách Tam tài đồ hội thì

« thế đao của Quan Vương yển-nguyệt đao rất lớn, có đến ba mươi sáu đường đao-pháp. Quân binh nào gặp đao-pháp đó không sao không bị khuất phục. Trong các loại đao, nó là loại đứng đầu ».

Và theo Hán Việt từ-điển của Đào Duy Anh, võ nghệ ta học nghề đao ấy cho là hay nhứt nên gọi là siêu đao. (Siêu là cao vượt hơn hết).

Rồi hai tiếng « siêu đao », nói thúc lại thành cây « siêu ».

Việt-Nam tự-điển định nghĩa cây « siêu » là : binh khí lưỡi lớn, mũi quặp vào đàng sau, cán dài :

Tay cầm siêu bạc, mình ngồi ngựa ô. (Lục Vân Tiên).
Về tên « Thanh Long đao », dịch giả bộ Tam Quốc chí diễn nghĩa đăng trong « Tiểu Thuyết Thứ Bảy » (Juin 1942) dịch là :

« … Huyền Đức… sai thợ sắt chế hai thanh kiếm, Vân Trường chế một thanh long-đao nặng tám mươi hai cân… »

Như thế, thanh là tiếng gọi chung vật gì mỏng và dài như : thanh gươm, thanh quế, thanh tre… chớ không phải « màu xanh ».

Tiếng thanh nầy còn cho ra tiếng hanh bên tiếng nôm, như : hanh củi là cây củi chẻ nhỏ từ miếng dài.

Ông Gustave Hue, trong bộ Dictionnaire Annamite-Chonois-Français, cũng cắt nghĩa :
thanh : lame de couteau ; ex : thanh đao ;
thanh long đao : lame d’épée.

Vậy xin lục ra đây để giúp tài-liệu.


Tôi thấy trong Từ Nguyên ghi trận Xích Bích xảy ra hồi năm 208 sau Chúa Giáng-sanh, nhằm năm Kiến-an thứ XIII, đời vua Hiến-đế.

Theo truyện thì « gần canh ba ngày giáp tý, hai mươi tháng 11, Khổng Minh cầu được gió Đông Nam. Bữa sau, Châu Du phân phát binh mã định tối khởi sự ». Vậy trận Xích Bích xảy ra hồi canh ba, đêm 21 tháng 11, lúc trăng tỏ rạng, cho đến sáng.

Và Quan Công tha Tào Tháo tại Huê-Dung đạo vào buổi chiều bữa sau là ngày 22 tháng 11. Tính ra dương-lịch (kể theo lịch Julien) thì nhằm 22 Décembre. Vì khi nghe gió Đông Nam thổi, Trình Dục có thưa qua với Tháo phải đề-phòng. Tháo cười rằng : « Đông-chí nhứt Dương-sanh. Lúc ấy là âm dương vận chuyển, lẽ nào không có gió Đông Nam, ấy chẳng lấy chi làm lạ đâu ! » (1).

Đông-chí (solstie d’hiver), kể theo lịch Grégorien, thì năm nào cũng ở vào 22 Décembre.

Ta biết rằng lịch Julien đi trễ thời tiết mỗi năm là 11 phút 10 giây 4/10 ; trong 130 năm thì trễ mất đúng một ngày. Lịch Julien khởi từ năm 46 trước Chúa giáng-sanh ; tính tới trận Xích-Bích vào năm 208, được 254 năm. Nghĩa là vào lúc Đông-Chí của năm 208, lịch Julien trễ mất hai ngày ; thay vì là 22 Décembre thì chỉ là 20 Décembre.

Vậy trận Huê Dung, xảy ra bữa sau trận Xích Bích, hai ngày sau bữa Đông chí, nhằm ngày 22 Decembre 208, lịch Julien.

Nhưng dầu sao, trận Huê-Dung cũng còn ở trong vòng tháng Décembre, cuối năm 28, chớ không thể nào ở vào năm 220 được.

LÊ-NGỌC-TRỤ
Tập kỷ-yếu Hội Khuyến-Học, Janvier 1949

0 comments: