Lê Văn Trương (1906-1964)

Lê Văn Trương khi viết báo lấy bút danh là Cô Lý. Năm 1934, viết tập truyện ngắn Trước cảnh hoang tàn Đế Thiên Đế Thích. Từ 1939, chuyên viết tiểu thuyết, viết rất nhiều, rất nhanh và cũng rất ẩu. Người ta bảo Lê Văn Trương còn giao cho bọn « đàn em » viết và chỉ đọc lại, chữa qua loa rồi ký tên đưa Nhà xuất bản. Lê Văn Trương luôn luôn hô hào « thuyết sức mạnh » và xây dựng nhân vật theo kiểu một « người hùng » tưởng tượng, khí khái rởm và anh hùng rơm. Có theo kháng chiến một thời gian, đến năm 1953 vào Hà-nội rồi đi Nam, làm việc ở Nha chiến tranh tâm lý Mỹ-Diệm, Đài phát thanh Sài-gòn. Lê Văn Trương mất ngày 25 tháng 2 năm 1964 tại 67 hẽm 100, đường Trần Hưng Đạo (Sài-gòn).

(Theo Lược truyện các tác gia Việt nam. Tập II. Nxb KHXH Hà-nội - 1972)

Tác phẩm:
  1. Trước cảnh hoang-tàn Đế Thiên Đế Thích (H. : Trung-Bắc Tân Văn, 1935 - 183 p. ; 0$40)
  2. Cô tư Thung, truyện dài (H. : Tân-Dân, 1er Janvier 1937 - 156 p. ; 0$25) (Phổ-Thông Bán-Nguyệt-San 2)
  3. Một người, xã-hội tiểu-thuyết (H. : Tân-Dân, 1937 - I. 1er Mai, 220 p., 0$25 - II. 1er Juin, p. 211-386, 0$25) (P.T.B.N.S 6-7)
  4. Một người cha (H. : Tân-Dân, 1er Nobembre 1937 ; 0$25) (P.T.B.N.S 12)
  5. Một trái tim, tâm-lý xã-hội tiểu-thuyết (H. : Tân-Dân, 1er Février 1938 - 217 p. ; 0$25) (P.T.B.N.S 15)
  6. Con đường hạnh-phúc, tâm-lý tiểu-thuyết (H. : Tân-Dân, 1er Juin 1938 ; 0$25) (P.T.B.N.S 19, Bìa trắng)
  7. Một lương tâm trong gió lốc, tiểu-thuyết (H. : Tân-Dân, 1938 - I. 1er Août, 103 p., 0$15 - II. 1er Septembre, 0$25) (P.T.B.N.S 21-22)
  8. Hận nghìn đời (H. : Tân-Dân, 1938 - 192 p.) (Những Tác-Phẩm Hay 2)
  9. Trong ao tù trưởng-giả (H. : Tân-Dân, 1939 - I. 1er Février, 166 p., 0$25 - II. 16 Février, p. 151-313, 0$25) (P.T.B.N.S 28-29)
  10. Ngựa đã thuần rồi, mời ngài lên, tiểu-thuyết (H. : Tân-Dân, 16 Mars 1939 ; 0$15) (P.T.B.N.S 31)
  11. Đứa cháu đồng bạc, tiểu-thuyết xã-hội (H. : Tân-Dân, 16 Mai 1939 - 213 p. ; 0$40) (N.T.P.H 6)
  12. Một cô gái mới (H. : Tân-Dân, 1er Juillet 1939 - 154 p. ; 0$25) (P.T.B.N.S 38)
  13. Tôi là mẹ, tâm-lý tiểu-thuyết (H. : Tân-Dân, 1939 - I. 16 Septembre, 164 p., 0$25 - II. 1er Octobre, p. 147-304, 0$25) (P.T.B.N.S 43-44)
  14. Dưới bóng thần Vệ-nữ (H. : Nam Ký, 1939 - 94 p.)
  15. Những mảnh tình (H. : Mai Lĩnh, 1940 - 144 p.)
  16. Cánh sen trong bùn (H. : Tân-Dân, 1940 - I. 16 Janvier, 145 p., 0$25 - II. 1er Février, p. 139-282, 0$25) (P.T.B.N.S 51-52)
  17. Một linh hồn đàn bà (H. : Tân-Dân, 16 Mars 1940 - 189 p. ; 0$50) (N.T.P.H 11)
  18. Bốn bức tường máu (H. : Tân-Dân, 1940 - I. 1er Juillet, 145 p. - II. 16 Juillet, p. 131-260) (P.T.B.N.S 62-63)
  19. Tôi thầu khoán hay là : Ba tháng ở Trung-Hoa, phiêu-lưu ký-sự (H. : Tân-Dân, 1940 - 240 p. ; 0$90) (Tủ Sách Tao Đàn 2)
  20. Trường đời, tiểu-thuyết (H. : Tân-Dân, 1940 - I. 16 Décembre, 140 p. - II. 1er Janvier, p. 137-278, 0$30 - III. 16 Janvier, p. 263-400, 0$30) (P.T.B.N.S 73-75)
  21. Một cuộc săn vàng, phiêu-lưu ký-sự (H. : Tân-Dân, 1941 - 146 p. ; 0$60) (T.S.T.Đ 6)
  22. Lịch-sử một tội ác, tiểu-thuyết (H. : Tân-Dân, 1941 - 168 p. ; 0$60) (N.T.P.H 16)
  23. Nó giết người, tiểu-thuyết (H. : Tân-Dân, 1er Juin 1941 - 130 p. ; 0$30) (P.T.B.N.S 84)
  24. Người anh cả, tiểu-thuyết (H. : Tân-Dân, 1941 - I. 1er Juillet, 132 p., 0$30 - II. 16 Juillet, p. 123-242, 0$30 - III. 1er Août, p. 235-354, 0$30) (P.T.B.N.S 86-88)
  25. Những con đường rẽ, tiểu-thuyết (H. : Tân-Dân, 1941 - 143 p. ; 0$60) (N.T.P.H 19)
  26. Điệu đàn muôn thủa (H. : Đời Mới, 1941 - 144 p.)
  27. Ái-tình muôn mặt (H. : Lê Cường, 1941 - I. 125 p. - II. 98 p.)
  28. Triết-lý sức mạnh (H. : Hương-Sơn, 1941 - 62 p. ; 0$30)
  29. Đời nghệ sĩ (H. : Hương Sơn, 1941 - 100 p.)
  30. Hai anh em, tiểu-thuyết (H. : Tân-Dân, 1er Janvier 1942 - 316 p. ; 0$70) (P.T.B.N.S 98, Số mùa xuân)
  31. Tiếng gọi của lòng, tiểu-thuyết (H. : Tân-Dân, 1942 - I. 1er Mai, 120 p., 0$35 - II. 16 Mai, p. 105-224, 0$35) (P.T.B.N.S 106-107)
  32. Bóng hạnh-phúc (H. : Cộng Lực, 1942, 2 v. - 240 p. ; 1$20)
  33. Cô Thơm, xã hội tiểu thuyết (H. : Duy Tân, 1942 - 138 p.)
  34. Hai tâm hồn (H. : Đời Mới, 1942 - 260 p.)
  35. Đầu bạc đầu xanh (H. : Đời Mới, 1942 - 202 p. ; 1$00)
  36. Anh và tôi, giáo-dục tiểu-thuyết (H. : Đời Mới, 1942 - 212 p.)
  37. Chồng chúng ta, xã-hội tiểu-thuyết (H. : Đời Mới, 1942 - I. 143 p. - II. p. 141-222, 0p80)
  38. Hai người bạn, tiểu-thuyết (H. : Đời Mới, 1942 - 210 p.)
  39. Những kẻ có lòng, tiểu thuyết (H. : Đời Mới, 1942 - 209 p.)
  40. Kẻ đến sau (H. Đời Mới, 1942 - I. 232 p. - II. p. 236-439 ; 3$00)
  41. Những thiên tình hận (H. : Hương Sơn, 1942 - 129 p.)
  42. Kẻ si tình, tiểu thuyết (H. : Hương Sơn, 1942 - 154 p.)
  43. Sợ sống (H. : Lê Văn Trương, 1942 - 153 p.)
  44. Lòng mẹ, tiểu-thuyết (H. : Tân-Dân, 1942 - I. 16 Août, 112 p., 0$40 - II. 1er Septembre, p. 101-220, 0$50) (P.T.B.N.S 113-114)
  45. Anh vẹo, tiểu-thuyết (H. : Tân-Dân, 1er Decémbre 1942 - 120 p. ; 0$50) (P.T.B.N.S 120)
  46. Sau phút sinh ly, tiểu-thuyết (H. : Tân-Dân, 1942 - 139 p. ; 0$70) (N.T.P.H 25)
  47. Thằng còm, tiểu thuyết (H. : Tân-Dân, 1943 - I. 16 Avril, 110 p., 0$50 - II. 1er Mai, p. 91-200, 0$50) (P.T.B.N.S 129-130)
  48. Một lương tâm trong sương mù, tiểu-thuyết (H. : Tân-Dân, 16 Août 1943 - 104 p. ; 1$00) (P.T.B.N.S 135)
  49. Mũi tên thuốc độc (H. : Tân-Dân, 16 Novembre 1943)
  50. Anh em thằng Việt, truyện dài giáo-dục (H. : Tân-Dân, 1943, 2 v. - 154 p. ; 0$40) (Phổ Thông Tuổi Trẻ 1)
  51. Chung quanh người đàn bà (H. : Hương Sơn, 1943 - 128 p.)
  52. Cùng một kiếp (H. : Hương Sơn, 1943 - 256 p.)
  53. Kiếp hoa rơi, tiểu-thuyết xã-hội (H. : Hương Sơn, 1943 - 128 p.)
  54. Lịch-sử một tan vỡ (H. : Hương Sơn, 1943 - 264 p.)
  55. Người mẹ tội-lỗi, tâm-lý tiểu-thuyết (H. Đời Mới, 1943, 2 v. - 510 p. ; 3$20)
  56. Giọt nước mắt đầu tiên (H. : Đời Mới, 1943 - 146 p. ; 1$00)
  57. Người đàn-bà (H. : Đời Mới, 1943 ; 0$90)
  58. Lỡ một kiếp người (H. : Đời Mới, 1943 - 181 p. ; 1$50)
  59. Thằng con trai (H. : Đời Mới, 1943 - 218 p. ; 2$00)
  60. Ba ngày luân lạc, giáo-dục tiểu-thuyết (H. : Đời Mới, 1943 - 304 p. ; 3$00)
  61. Phút giao-cảm (H. : Đời Mới, 1943 ; 2$00)
  62. Những mái nhà ấm, truyện dài xã-hội (H. : Đời Mới, 1943 - 271 p. ; 2$80)
  63. Con đường dốc, truyện dài (H. : Đời Mới, 1943 - 160 p. ; 1$80)
  64. Dây oan, tiểu thuyết (H. : Đời Mới, 1943 - 168 p. ; 2$00)
  65. Những người đã sống (H. : Đời Mới, 1943 - 223 p. ; 2$50)
  66. Những kẻ không nghèo (H. : Đời Mới, 1943 - 189 p. ; 2$50)
  67. Cô giáo tỉnh lỵ, tiểu thuyết (H. : Đời Mới, 1943 - 225 p. ; 2$80)
  68. Chặt xích, tiểu-thuyết (H. : Đời Mới, 1944 - 176 p. ; 2$50)
  69. Mấy đường tơ khô, tiểu thuyết (H. : Đời Mới, 1944 - 224 p. ; 3$00)
  70. Lá lành lá rách, tiểu-thuyết (H. : Đời Mới, 1944 - 149 p. ; 2$00)
  71. Người con nuôi, xã-hội tiểu-thuyết của Lê-văn-Trương (1944 - 268 p. ; 3$50)
  72. Chết trong cõi sống, tiểu-thuyết (H. : Đời Mới, 1944 - 240 p. ; 3$50)
  73. Mối thù họ Ngô (H. : Đời Mới, 1944 - 156 p.)
  74. Cải thiện (H. : Hương Sơn, 1944 - 210 p.)
  75. Hai đứa bé mồ côi, tiểu-thuyết xã-hội (H. : Hương Sơn, 1944 - 310 p.)
  76. Trên giốc vật chất (H. : Hương Sơn, 1944 - 364 p.)
  77. Con dâu Cai Vàng, tuồng cải lương viết theo dã-sử (H. : Thăng Long, 1944 - 96 p.)
  78. Lời trong máu (H. : Lê-Văn-Trương, 1945 - 105 p.)
  79. Cánh đồng lương tâm (H. : Lê-Văn-Trương, 1946 - 93 p.)
  80. Ông hoàng một đêm (H. : Hương Sơn, 1953 - 142 p.)
  81. Cô nàng Mường Koòng (H. : Chấn-Nam tức Xuân-Quang)
  82. Những người có sứ mạng (330 p.)
  83. Những chớp mắt lịch sử (4 v.)
  84. Tôi là quân nhân
  85. Trận đời, truyện dài (S. : Tấn-Phát, 1956, 2 v.)
  86. Đứa con hạnh phúc, tiểu-thuyết xây-dựng gia-đình (S. : Truyện Hay, 1960 - 168 p.)
  87. Mối tình ngang trái (S. : Truyện Hay, 1960)
  88. Lòng dạ đàn bà (S. : Truyện Hay, 1960 - 143 p. ; 30$)
  89. Lỡ-làng, tiểu-thuyết tâm-lý ái-tình (S. : Hạnh-Phúc, 1961 - 96 p.)
  90. Một người chồng hoàn toàn (S. : Tân-Thành, 1961, In lần thứ hai - 126 p.)
  91. Người vợ hoàn toàn, tiểu thuyết xây dựng gia đình (S. : Hạnh-Phúc, 1962 - 152 p.)
  92. Người anh hùng chín núi, tiểu thuyết phiêu lưu phóng sự (S. : Đồng Nai, 1972)
Truyện nhi đồng:
  1. Con thiên-lý mã, giáo-dục tiểu-thuyết (H. : Tân-Dân, 25 Août 1941 - 35 p.) (Truyền Bá 1)
  2. Những người ngày xưa (H. : Tân-Dân, 27 Novembre 1941 ; 0$10) (T.B 8)
  3. Giặc cờ đen, truyện (H. : Tân-Dân, 15 Janvier 1942 ; 0$10) (T.B 15)
  4. Một truyện ma (H. : Tân-Dân, 19 Mars 1942 ; 0$10) (T.B 23)
  5. Con chó dai đầu (H. : Tân-Dân, 7 Mai 1942) (T.B 30)
  6. Mưu gia cát (H. : Tân-Dân, 27 Août 1942 - 30 p.) (T.B 46)
  7. Giặc Tàu bắt cóc (H. : Tân-Dân, 1942 - I. 26 Novembre, 30 p. - II. 3 Decémbre, 30 p.) (T.B 59-60)
  8. Bị sa lầy (H. : Đời Mới, 1942 - 24 p.) (Truyện Học-Sinh Đời Mới)
  9. Chờ chết (H. : Đời Mới, 1942 - 27 p.) (T.H.S.Đ.M)
  10. Lấy chồng cọp (H. : Đời Mới, 1942 - I. 22 p. - II. 26 p.) (T.H.S.Đ.M)
  11. Săn đuổi (H. : Đời Mới, 1942 - 32 p.) (T.H.S.Đ.M 4)
  12. Tiếng còi báo động (H. : Đời Mới, 1942 - 30 p.) (T.H.S.Đ.M)
  13. Con chim đầu đàn (H. : Đời Mới, 1942 - 32 p.) (T.H.S.Đ.M)

Lan Khai (1906-1946)

Nguyễn Lan Khai, tên thật là Nguyễn Đình Khải, tự Thế Hữu, người Tuyên-quang, vừa dạy học, vừa viết bài cho tờ Ngọ báo. Khi đã được nhiều người biết, về ở hẳn ở Hà-nội làm báo Loa, viết nhiều bài đăng ở tờ Tao đàn tạp chí, Đông TâyTiểu thuyết thứ bảy. Lan Khai viết rất nhiều tiểu thuyết, đủ các loại: tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết lãng mạn, tiểu thuyết hiện thực, in trong loại Phổ thông bán nguyệt san của Nhà xuất bản Tân dân, Hà-nội, vào khoảng 1937-1942. Lan Khai còn viết cả phê bình văn học (phê bình Lê Văn Trương, Vũ Trọng Phụng).

Do chịu ảnh hưởng của phong trào Mặt trận dân chủ (1936-1939), Lan Khai viết cuốn Lầm than, nói về đời sống của công nhân mỏ. Cuốn sách này được Trần Huy Liệu đề tựa và Hải Triều khen là một tác phẩm « tả thực xã hội ».

Lan Khai mất ở Tuyên-quang năm 1946.

(Theo Lược truyện các tác gia Việt nam. Tập II. Nxb KHXH Hà-nội - 1972)

Tác phẩm:
  1. Nước Hồ Gươm, bi tình tiểu thuyết (H. : Nhật-Nam thư-quán, 1928 - 36 p. ; 0$20)
  2. Bút ký (H. : Tân-Dân, 193-)
  3. Lẩn sự đời, truyện ngắn (H. : Lê-Quang-Thiệp, 1934 - 44 p.)
  4. Cô Dung, tiểu-thuyết (H. : Tân Dân, 1936)
  5. Ai lên phố Cát, lịch-sử tiểu-thuyết (H. : Tân-Dân, 1er Mars 1937 ; 0$25) (Phổ-Thông Bán-Nguyệt-San 4)
  6. Chiếc ngai vàng, lịch-sử tiểu-thuyết (H. : Tân-Dân, 1er Août 1937 - 143 p. ; 0$25) (P.T.B.N.S 9)
  7. Cái hột mận, lịch-sử tiểu-thuyết (H. : Tân-Dân, 1er Janvier 1938 - 171 p. ; 0$25) (P.T.B.N.S 14)
  8. Gái thời loạn, lịch-sử tiểu-thuyết (H. : Tân-Dân, 1er Juillet 1938 - 159 p. ; 0$25) (P.T.B.N.S 20)
  9. Lầm than, tiểu-thuyết (H. : Tân-Dân, 1938 - 215 p. ; 0$50) (Những Tác-Phẩm Hay 1)
  10. Chế-Bồng-Nga, lịch-sử tiểu-thuyết (H. : Tân-Dân, 1er Nobembre 1938 - 180 p. ; 0$25) (P.T.B.N.S 24)
  11. Người hay bóng, tiểu-thuyết (H. : Tân-Dân, 1er Avril 1939 - 160 p. ; 0$25) (P.T.B.N.S 32)
  12. Trang, tiểu-thuyết (H. : Tân-Dân, 16 Mai 1939 - 110 p. ; 0$15) (P.T.B.N.S 35)
  13. Cơn ác mộng, tiểu-thuyết (H. : Tân-Dân, 1er Août 1939 - 164 p. ; 0$25) (P.T.B.N.S 40)
  14. Tiếng gọi của rừng thẳm, truyện đường rừng (H. : Tân-Dân, 16 Octobre 1939 - 154 p. ; 0$25) (P.T.B.N.S 45)
  15. Dấu ngựa trên sương (mọi rợ), truyện đường rừng (H. : Hương Sơn, 1940 - 67 p.)
  16. Phê bình các nhân vật hiện thời : Lê Văn Trương (H. : Minh-Phương, 1940 - 33 p.)
  17. Bóng cờ trắng trong sương mù, truyện dài lịch-sử (H. : Tân-Dân, 1er Janvier 1940 ; 0$25) (P.T.B.N.S 50)
  18. Hồng thầu, tiểu-thuyết (H. : Tân-Dân, 16 Avril 1940 - 152 p. ; 0$25) (P.T.B.N.S 57)
  19. Truyện đường rừng, tiểu-thuyết (H. : Tân-Dân, 16 Mai 1940 - 124 p. ; 0$45) (N.T.P.H 12)
  20. Cưỡi đầu voi dữ, lịch-sử tiểu-thuyết (H. : Tân-Dân, 1er Août 1940 - 151 p.) (P.T.B.N.S 64)
  21. Tiếng khóc trong sương, tiểu-thuyết (H. : Tân-Dân, 1er Décembre 1940 - 144 p. ; 0$30) (P.T.B.N.S 72)
  22. Chiếc nỏ cánh dâu, truyện đường rừng (H. : Duy-Tân, 1941 - 156 p. ; 0$58)
  23. Mực mài nước mắt, tiểu-thuyết (H. : Đời Mới, 1941 - 115 p. - 0$45)
  24. Bức thư của người không quen (dịch văn Stefan Zweig) (H. : Đời Mới, 1941 ? - 84 p.)
  25. Người thù của mặt trời (Thành-Cát Tư-Hãn), lịch sử tiểu thuyết (H. : Hương Sơn, 1941 - 124 p.)
  26. Tội và thương, tiểu-thuyết (H. : Hương-Sơn, 1941 - 98 p.)
  27. Phê bình các nhân vật hiện thời : Vũ Trọng Phụng (H. : Minh-Phương, 1941 - 32 p.)
  28. Cánh buồm thoát tục, lịch-sử tiểu-thuyết (H. : Tân-Dân, 16 Mars 1941 - 144 p. ; 0$30) (P.T.B.N.S 79)
  29. Đỉnh non thần, tiểu-thuyết (H. : Tân-Dân, I: 16 Septembre 1941 - II: 1er Octobre 1941 ; 0$30) (P.T.B.N.S 91-92)
  30. Gửi cái xuân tàn, lịch-sử tiểu-thuyết (1941)
  31. Mưu thằng Đợi : Một chuyện về hồi giặc Cờ Đen (H. : Hương Sơn, 1941 - 27 p.)
  32. Suối đàn, truyện đường rừng (H. : Cộng-Lực, 1942 - 143 p. ; 0$50)
  33. Rỡn sóng Bạch Đằng, lịch-sử tiểu-thuyết (viết cùng Nguyễn-Tố) (H. : Duy-Tân, 1942 - 146 p. ; 0$70)
  34. Sầu lên ngọn ải (H. : Duy-Tân, 1942 - 125 p. ; 0$80)
  35. Ái-tình và sự-nghiệp, lịch-sử tiểu-thuyết (H. : Đời Mới, 1942 - 128 p.)
  36. Nàng, tiểu-thuyết (H. : Hương-Sơn, 1942 - 128 p.)
  37. Tình và máu, tiểu-thuyết (H. : Hương-Sơn, 1942 - 130 p.)
  38. Trăng nước hồ Tây, lịch-sử tiểu thuyết (H. : Hương-Sơn, 1942 - 128 p. ; 0$80)
  39. Treo bức chiến bào, lịch-sử tiểu-thuyết (H. : Hương-Sơn, 1942 ? - 91 p.)
  40. Tội nhân hay nạn nhân, tiểu-thuyết (H. : Kiến Thiết, 1942 - 139 p.)
  41. Trong cơn binh lửa, tiểu-thuyết (H. : Kiến Thiết, 1942 - 96 p.)
  42. Thành bại với anh hùng, lịch-sử tiểu-thuyết (H. : Quốc-Gia, 1942 - 96 p.)
  43. Theo lớp mây đưa, tiểu-thuyết (H. : Tân-Dân, 16 Mars 1942 - 140 p. ; 0$35) (P.T.B.N.S 103)
  44. Tình ngoài muôn dặm, tiểu-thuyết (H. : Tân-Dân, 1er Août 1942 - 139 p.) (P.T.B.N.S 112)
  45. Chàng kỵ-sĩ, lịch-sử tiểu-thuyết (H. : Đời Mới, 1943)
  46. Cái đẹp với nghệ-thuật (phỏng thuật Félicien Challaye) (H. : Đời Mới, 1943 - 94 p. ; 1$00)
  47. Hối hận, tiểu-thuyết (H. : Tân-Dân, 1er Avril 1943 - 120 p.) (P.T.B.N.S 128)
  48. Mưa xuân, tiểu-thuyết (H. : Hoạt-Động, 1944 - 200 p.)
  49. Lũ quỷ ám, tiểu thuyết (chưa in)
  50. Những người không được là người nữa, tiểu thuyết (chưa in)
  51. Việt Nam, người đi đâu ?, tiểu thuyết (chưa in)
  52. Tuổi thơ : Hồi ức của Léon Tolstoï, dịch (chưa in)

Thâm Tâm (1917-1950)

Thâm Tâm là bút danh của Nguyễn Tuấn Trình, sinh ngày 12 tháng 5 năm 1917 ở Hải-dương, nay thuộc tỉnh Hải-hưng. Ông làm thơ, viết kịch, gửi đăng ở các tờ Tiểu thuyết thứ bảy, Truyền bá...

Sau Cách mạng tháng Tám, ông công tác ở Hội văn hóa cứu quốc, viết cho tờ Tiên phong, cơ quan của Hội. Từ năm 1947 đến 1950, Thâm Tâm là thư ký tòa soạn tờ Vệ quốc quân.

Ông là đảng viên Đảng Cộng sản Đông dương từ năm 1949.

Trong chiến dịch Biên giới 1950, trên đường đi công tác, Thâm Tâm bị ốm nặng rồi mất trong năm này.

(Theo Lược truyện các tác gia Việt nam. Tập II. Nxb KHXH Hà-nội - 1972)

Tác phẩm:
  1. Một thời xuân (Tuấn Trình vẽ) (H. : Impr. Asiatic, 1940 - [12] p.) (?)
  2. Nỗi ân-hận dài, truyện dài (ký Tuấn Trình) (H. : Á Châu, 1942 - 175 p.)
  3. Thuốc mê, tiểu thuyết (H. : Tân-Dân, 16 Juin 1943 - 120 p. ; 8 hào) (Phổ-Thông Bán-Nguyệt-San 133)
Truyện nhi đồng:
  1. Hóa thành chim, truyện cổ-tích (H. : Tân-Dân, 25 Octobre 1941) (Truyền Bá 4)
  2. Ban hát của thày mo (H. : Tân-Dân, 18 Decémbre 1941) (T.B 11)
  3. Chín bông hoa (H. : Tân-Dân, 12 Février 1942) (T.B 19)
  4. Thằng cuội phiêu-lưu, truyện cổ-tích (H. : Tân-Dân, 23 Avril 1942) (T.B 28)
  5. Nàng út (H. : Tân-Dân, 11 Juin 1942) (T.B 35)
  6. Tiên trong giếng thần, truyện cổ Việt Nam (H. : Tân-Dân, 23 Juillet 1942 - 30 p.) (T.B 41)
  7. Đười ươi giữ ống, truyện cổ-tích Việt-Nam (H. : Tân-Dân, 20 Août 1942 - 30 p.) (T.B 45)
  8. Trịnh-Khả, truyện dã-sử (H. : Tân-Dân, 17 Septembre 1942) (T.B 49)
  9. Người Giao Chỉ, truyện (H. : Tân-Dân, 29 Octobre 1942 - 30 p.) (T.B 55)
  10. Mò ngọc trai (H. : Tân-Dân, 28 Janvier 1943 - p. 55-74) (T.B 68, Số Tết)
  11. Bố, Cái, truyện (H. : Tân-Dân, 18 Février 1943 - 30 p.) (T.B 69)
  12. Cái quạt mo, truyện cổ Việt Nam (H. : Tân-Dân, 1er Avril 1943 - 30 p.) (T.B 75)
  13. Chim làm tổ, truyện (H. : Tân-Dân, 27 Mai 1943 - 34 p. ; 0$20) (T.B 83)
  14. Rồng, truyện (H. : Tân-Dân, 29 Juillet 1943 - 34 p.) (T.B 92)
  15. Bọn trẻ tàn-tật, truyện (H. : Tân-Dân, 1944 - 62 p.) (P.T.B.N.S 143)
  16. Gánh hát sử nam (H. : Tân-Dân, 1944 - 58 p.) (P.T.B.N.S 153)
  17. Đứa con nuôi, truyện (H. : Tân-Dân, 28 Septembre 1944) (T.B 147)
  18. Người giữ ngựa, truyện (1944 - 67 p.) (P.T.B.N.S ?)
  19. Thuồng luồng ở nước, truyện dã sử (1944 - 54 p.) (P.T.B.N.S ?)
  20. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, truyện (1944 - 34 p.) (T.B ?)
  21. Bước gian nan của con nắc nẻ, truyện (1944 - 34 p.) (T.B ?)
  22. Cóc và ếch tranh hùng, truyện (1944 - 34 p.) (T.B ?)
  23. Đời con kiến, truyện (1944 - 34 p.) (T.B ?)
  24. Hai cây hoa nhài, truyện (1944 - 34 p.) (T.B ?)
  25. Ông hoàng rắn, truyện (1944 - 34 p.) (T.B ?)
  26. Hươu, rím, khách, truyện (1945 - 34 p.) (T.B ?)
  27. Linh hồn đá, truyện (1945 - 34 p.) (T.B ?)
  28. Thỏ, chuột và khỉ, truyện (1945 - 33 p.) (T.B ?)
  29. Trò leo giây, truyện (H. : Tân-Dân, 1 Février 1945) (T.B 164)
  30. Tiếng mùa xuân, tiểu-thuyết (1945 - 64 p.) (P.T.B.N.S ?)
  31. Đại đội Kim Sơn trên chiến trường Tây Bắc (H. : Vệ quốc quân, 1949 - 40 p.)

Nguyễn Công Hoan (1903-1977)

Nguyễn Công Hoan, tự Trọng Lạc. Sinh ngày 6-3-1903. Quê quán ở thôn Xuân Cầu xã Nghĩa Trụ nay thuộc huyện Châu Giang, tỉnh Hải Hưng. Trước Cách mạng, nhiều năm làm nghề dạy học và viết văn. Trong kháng chiến chống Pháp, từng gia nhập quân đội, làm báo Vệ quốc quân. Chuyển sang Hội văn nghệ Việt Nam, rồi Hội nhà văn, làm chủ tịch Hội (khóa 1), Ủy viên chấp hành (khóa 2). Đã mất ngày 6-6-1977 tại Hà Nội.

(Theo Nhà văn Việt Nam hiện đại. Hội Nhà văn Việt Nam - 1992)

Tác phẩm:
  1. Chuyện thế-gian II (dịch cùng Nguyễn Công Tỉnh, Bùi Huy Cường, Nguyễn Trọng Đường) (H. : Tản Đà Thư Điếm, 1923 - 63 p.)
  2. Kiếp hồng nhan (H. : Nghiêm-Hàm, 1924 - 178 p. ; 13 cm)
  3. Vần chữ Việt-Nam (Hải Dương : Văn Hải Thư Điếm, 1929 - 16 p.)
  4. Những cảnh khốn nạn I (H. : Dương Xuân Thư Quán, 1932 - 218 p.)
  5. Xã-hội Ba-đào-ký (Haiphong : Mai-Lĩnh, 1934 - 14 p.)
  6. Xã-hội Ba-đào-ký II : Chuyện chó chết (Haiphong : Mai-Lĩnh, 1934 - 14 p. ; 0$03)
  7. Xã-hội Ba-đào-ký III : Hai thằng khốn-nạn (Haiphong : Mai-Lĩnh, 1934 - 14 p. ; 0$03)
  8. Kép Tư Bền, truyện-ngắn (H. : Tân-Dân, 1er Juin 1935 - 150 p.) (Tiểu-Thuyết Thứ Bảy)
  9. Cô giáo Minh, truyện dài (H. : Tân-Dân, 1936 - 219 p.) (Tiểu-Thuyết Thứ Bảy)
  10. Tắt lửa lòng (H. : Tân-Dân, 1er Décembre 1936 ; 0$25) (Phổ-Thông Bán-Nguyệt-San 1)
  11. Hai thằng khốn-nạn (H. : Tân-Dân, 1937 - 166 p. ? ; 0$25) (P.T.B.N.S 5)
  12. Tấm lòng vàng, giáo-dục tiểu-thuyết (H. : Tân-Dân, 1er Juillet 1937 - 136 p. ; 0$25) (P.T.B.N.S 8)
  13. Đào kép mới (H. : Tân-Dân, 1er Décembre 1937 - 172 p. ; 0$25) (P.T.B.N.S 13)
  14. Tơ-vương, tiểu-thuyết (H. : Tân-Dân, 1er Mai 1938 ; 0$25) (P.T.B.N.S 18)
  15. Bước đường cùng, tiểu-thuyết xã-hội (H. : Tân-Dân, 1er Octobre 1938 - 220 p. ; 0$25) (P.T.B.N.S 23 Bìa trắng, bị cấm)
  16. Sóng vũ-môn, tiểu-thuyết (H. : Tân-Dân, 1er Décembre 1938 ; 0$25) (P.T.B.N.S 26)
  17. Lá ngọc cành vàng (1er Mai 1939 ; 0$25) (P.T.B.N.S 34)
  18. Người vợ lẽ bạn tôi, tiểu-thuyết (H. : Tân-Dân, 1er Décembre 1939 - 154 p. ; 0$25) (P.T.B.N.S 48)
  19. Tay trắng, trắng tay, tiểu-thuyết (H. : Tân-Dân, 16 Mars 1940 - 160 p. ; 0$25) (P.T.B.N.S 55)
  20. Chiếc nhẫn vàng, tiểu-thuyết (H. : Tân-Dân, 1er Mai 1940 - 160 p. ?) (P.T.B.N.S 58)
  21. Ông chủ báo, tiểu-thuyết (H. : Tân-Dân, 16 Juin 1940 - 152 p.) (P.T.B.N.S 61)
  22. Nợ nần, tiểu-thuyết (H. : Tân-Dân, 1er Octobre 1940 - 160 p. ; 0$30) (P.T.B.N.S 68)
  23. Trên đường sự-nghiệp, tiểu-thuyết (H. : Tân-Dân, 1941 - I: 1er Nobembre, 132 p. - II: 16 Nobembre, p. 119-250 - III: 1er Décembre, p. 233-352 ; 0$30) (P.T.B.N.S 94-96)
  24. Thanh-đạm, truyện dài (H. : Đời Mới, 1942 - 473 p. ; 4$50)
  25. Nghịch cảnh (H. : Đời Mới, 1943 - 188 p. ; 2$50)
  26. Lệ Dung, truyện dài (H. : Đời Mới, 1944 - 176 p. ; 2$50)
  27. Tấm lòng vàng (H. : Đời Mới, 1944 - 133 p.)
  28. Bơ vơ, tiểu thuyết (H. : Đời Mới, 1944 - 149 p.)
  29. Cô làm công, nhật ký (H. : Đời Mới, 1944 - 100 p.)
  30. Danh tiết, tiểu thuyết (H. : Đời Mới, 1944 - 230 p.)
  31. Ông chủ bà chủ, những truyện thực từ mười năm về trước (H. : Đời Mới, 1944 - 213 p.)
  32. Cái thủ lợn (H. : Đời Mới, 1945 - 220 p.)
  33. Người An-Nam, tiểu-thuyết (H. : Đời Mới, 1945 - 166 p.)
  34. Tôi quyết sống : chuyện chiến sĩ miền Nam (H. : Văn Nghệ, 1955 - 35 p.)
  35. Nông dân với địa chủ, tập truyện ngắn (H. : Văn Nghệ, 1955 - 195 p.)
  36. Tranh tối tranh sáng, tiểu thuyết (H. : Văn Nghệ, 1956 - 461 p.)
  37. Gặp năm nhà văn Trung Quốc (cùng Đặng Thai Mai, Hoàng Trung Thông, Vũ Tú Nam) (H. : Văn Nghệ, 1956 - 65 p.)
  38. Viết tiểu thuyết (cùng Võ Huy Tâm) (H. : Văn Nghệ, 1960 - 51 p.)
  39. Hỗn canh hỗn cư, tiểu thuyết (H. : Văn Học, 1961 - 395 p.)
  40. Thăm nhà người anh em chiến đấu anh dũng (H. : Văn Học, 1962 - 133 p.)
  41. Đống rác cũ I (H. : Văn Học, 1963 - 622 p.) (Tái bản trọn bộ 4 tập năm 1989)
  42. Đời viết văn của tôi (H. : Văn Học, 1971 - 402 p.)
  43. Hỏi chuyện các nhà văn : Nguyễn Đình Thi, Chu Văn, Bùi Hiển, Tô Hoài, Tú Mỡ, Tế Hanh (H. : Tác Phẩm Mới, 1977 - 208 p.)
  44. Nhớ và ghi (H. : Tác Phẩm Mới, 1978 - 131 p.)
  45. Một kiếp người, tiểu thuyết (H. : Hà Nội, 1989 - 219 p.)
Truyện nhi đồng:
  1. Phần thưởng danh dự, giáo-dục tiểu-thuyết (H. : Tân-Dân, 25 Septembre 1941) (Truyền Bá 2)
  2. Chuyện ma (H. : Tân-Dân, 6 Nobembre 1941 - 36 p. ; 0$10) (Truyền Bá 5)
  3. Nhà triệu phú thọt (H. : Tân-Dân, 1er Janvier 1942 ; 0$10) (Truyền Bá 13)
  4. Ma biên (H. : Tân-Dân, 26 Mars 1942 ; 0$10) (Truyền Bá 24)
  5. Đứa con đã khôn ngoan (H. : Tân-Dân, 2 Juillet 1942 - 30 p.) (Truyền Bá 38)
  6. Tấm lòng vàng, kịch (H. : Tân-Dân, I: 1er Octobre 1942, II: 8 Octobre 1942 - 30 p. ; 0$15) (Truyền Bá 51-52)
  7. Xuân Đời Mới : Tết Quí Mùi 1943 (cùng Tam Thanh, Nguyễn Bính, Thao Thao, Thượng Sỹ, Trịnh Thục Anh) (H. : Đời Mới, 1943 - 50 p.)
  8. Trung Thu Trung Thu (cùng Doãn Kế Thiện, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Tuân, Nguyễn Xuân Sanh) (H. : Kim Đồng, 1957 - 43 p.)
  9. Người cập rằng hầm xay lúa (H. : Kim Đồng, 1978 - 16 p.)

Nguyễn Đỗ Mục (1866-1949 ?)

Nguyễn Đỗ Mục, tự Trọng Hữu, người làng Thư-trai, huyện Thạch-thất, tỉnh Hà-tây, sinh năm 1866 trong một gia đình khoa bảng (cha là Nguyễn Đình Dương đậu Hoàng giáp). Ông đậu tú tài khoa Duy Tân Kỷ dậu (1909), vì có chân ấm sinh tú tài nên ông có thi hội, nhưng không đỗ.

Sau ông ra Hà-nội làm báo Trung Bắc tân văn, viết những bài về giáo dục và dịch tiểu thuyết Trung-quốc, thỉnh thoảng có viết bài trong mục Hài đàm, ký tên Hì Đình Nguyễn Văn Tôi. Ông mất trong kháng chiến vào khoảng các năm 1948-1949 trong khi làm việc ở Thái-nguyên.

(Theo Lược truyện các tác gia Việt nam. Tập II. Nxb KHXH Hà-nội - 1972)

Tác phẩm:
  1. Gõ đầu trẻ (Đông-dương tạp chí, 1913-1914, số 20, 45, 47, 50, 62, 64, 69, 70, 71, 78, 80)
  2. Khổng-tử gia ngữ, Khổng-tử tập ngữ, Bách tử kim đan (Trung Bắc tân văn)
  3. Ấu học tập-đọc. I (S. : F.-H. Schneider, 1916 - 20 p.)
  4. Ấu học luân lý tập đọc. I (S. : F.-H. Schneider, 1916 - 20 p.)
  5. Tiểu học luân lý tập đọc. I (S. : F.-H. Schneider, 1916 - 23 p.)
  6. Song phượng kỳ duyên, dịch-thuật (H. : Trung-Bắc Tân-Văn, 1922 - 232 p.)
  7. Tái-sinh-duyên (sự-tích Mạnh-lệ-Quân), dịch-thuật (H. : Trung-Bắc Tân-Văn, 1923 - I: iv, 232 p. - II: 239 p.)
  8. Tục Tái-sinh-duyên (sự-tích Mạnh-lệ-Quân), dịch-thuật (H. : Trung-Bắc Tân-Văn, 1924 - I: ii, 192 p. - II: 200 p.)
  9. Chuyện giải trí (cùng Dương Bá Trạc, Dương Quảng Hàm, Vũ Đình Long) (H. : Thụy-Ký, 1925)
  10. Sách cười (cùng Sơn Phong ; ký Hi-Đình) (H. : Tân-Dân Thư-Quán, 1925 - 119 p.)
  11. Thuyền-tình bể ái, dịch-thuật (H. : Tân-Dân Thư-Quán, 1926 - 436 p.)
  12. Bình Sơn Lãnh Yến, dịch-thuật (H. : Long Quang, 1927 - 22 fasc. 350 p. ; 1$32)
  13. Vợ tôi của Từ Trẩm Á, dịch-thuật (H. : Tân-Dân Thư-Quán, 1927 - 10 fasc. 186 p.)
  14. Chồng tôi của Từ Trẩm Á, dịch-thuật (H. : Tân-Dân Thư-Quán, 1927 - 193 p. ; 0$70)
  15. Chiếc-bóng song-the (Tây song lệ ảnh), dịch-thuật (H. : Tân-Dân Thư-Quán, 1928 - 238 p. ; 0$90)
  16. Tây-sương-ký, dịch-thuật (S. : Tín Đức Thư Xã, 1928 - 8 fasc. 247 p.)
  17. Hồng nhan đa truân, dịch-thuật (H. : Tân-Dân Thư-Quán, 1929 - 141 p.)
  18. Chinh-phụ ngâm-khúc dẫn-giải (H. : Tân-Dân Thư-Quán, 1929 - 86 p. ; 0$30)
  19. Sách xem Tết Canh Ngọ (cùng Sơn Phong, Hoàng Quảng Đức, Long Thành, Thiếu Sơn, Tân Lãng Ông ; ký Nguyễn Văn Tôi) (H. : Tân-Dân Thư-Quán, 1930 - 88 p.)
  20. Đông-Chu liệt-quốc, dịch-thuật (H. : Trung-Bắc Tân-Văn, 1930-1933, 3 vol. - 1396 p.)
  21. Vô gia-đình, tức là bộ giáo-dục tiểu-thuyết: Đứa trẻ khốn nạn, dịch-thuật (cùng Đào-Hùng) (H. : Tân Việt-Nam Thư-Xã, 1931 - 500 p.)
  22. Thủy hử diễn nghĩa, dịch-thuật (H. : Tân-Dân Thư-Quán, 1933-1934, 5 vol. - I: 265 p. - V: 265 p.)
  23. Nhi-nữ tạo anh-hùng, dịch-thuật (H. : Thái Sơn, 1935 - 88 p.)
  24. Phi châu yên thủy sầu thành lục, mạo-hiểm tiểu-thuyết, dịch-thuật (H. : Tân-Dân, 1936, 13 fasc. - 214 p. ; 0$45)
  25. Quốc sử diễn ca dẫn giải (H. : Tân-Dân, 1943 - 159 p. ; 1$50)
  26. Bích câu kỳ-ngộ dẫn giải (H. : Tân-Dân, 1945 - 49 p.)
  27. Nắm vững tân binh, dịch thuật (cùng Nguyễn Văn Huân) (H. : Cục Tuyên huấn tổng cục chính trị, 1952 - 30 p.)

Nguyễn Vạn An (1915-1997 ?)

Nguyễn Vạn An, tên thật cũng là bút-hiệu, sinh ngày 23-8-1915 tại Hải-phòng.

Ông bước vào làng báo từ hồi tiến-chiến, đã từng cộng-tác với các báo ở Hà-nội như: Ngọ báo, Đời nay, Thông-tin, Tri-tân v.v... và ở Sài-gòn như: Tiếng dội, Nắng sớm, Tin điện.

Về hoạt-động văn-nghệ, ông là hội-viên trung-tâm Văn-bút Việt-Nam, hội-viên hội Ái-hữu ký-giả, gia-nhập nghiệp-đoàn Văn-nghệ Lao-công Việt-Nam v.v...

Tác phẩm:
  1. Dân (H. : Việt-Nam Văn-Đoàn, 1935 - 16 p.)
  2. Nguyện vọng (H. : Việt-Nam Văn-Đoàn, 19-- - 20 p.)
  3. Hải phòng ngày nay (H. : Việt-Nam Văn-Đoàn, 19-- - 20 p.) (Dân Mới)
  4. Tình ... bộ ba (H. : Việt-Nam Văn-Đoàn, 1939 - 29 p.)
  5. Người xuất hồn, trinh-thám tiểu-thuyết (H. : Việt-Nam Văn-Đoàn, 1940 - 94 p. ; 1$00)
  6. Ma thiêng, tiểu-thuyết (H. : Việt-Nam Văn-Đoàn, 1940 - 24 p. ; 0$20) (Báo Tiểu-Thuyết 17, Năm III)
  7. 17 bức thư ... tình (H. : Việt-Nam Văn-Đoàn, 1941 - 63 p.) (Báo Tiểu-Thuyết 21, Năm IV)
  8. Mấy thằng nỡm, đại hài-kịch (H. : Việt-Nam Văn-Đoàn, 1941 - 24 p. ; 0$10) (Báo Tiểu-Thuyết 24, Năm IV)
  9. Cái lầm của một người cha (H. : Việt-Nam Văn-Đoàn, 1941 - 15 p. ; 0$10) (Báo Tiểu-Thuyết 25, Năm IV)
  10. Trường-kỳ kháng chiến, truyện vui (H. : Việt-Nam Văn-Đoàn, 1942 - 17 p. ; 0$10) (Báo Tiểu-Thuyết 29, Năm V)
  11. Giải-phóng và độc-lập (cùng Trịnh Như Luân) (H. : Việt-Nam Văn-Đoàn, 1945 - 91 p.)
  12. Tự-do báo-chí và những căn-bản pháp-lý (S. : Hán-Việt, 1958 - 98 p.)
  13. Vượt ngục, tiểu-thuyết xã-hội (S. : Tân Dân, 1959 - 136 p. ; 30đ)
  14. Vụ án đấu-tranh tư-tưởng ở miền Bắc (S. : Nguyễn-Vạn-An, 1960 - 63 p.)
  15. Phan Khôi và cuộc đấu-tranh tư-tưởng ở miền Bắc (S. : Ủy-ban trung-ương chống chính-sách nô-dịch văn-hóa và đàn-áp văn-nghệ-sĩ, trí-thức sinh-viên tại miền Bắc, 1961 - 146 p.)
  16. Áo dòng đẫm máu (truyện phim do hãng Mỹ-Vân thực-hiện)

Trương Minh Ký (1855-1900)

Trương Minh Ký tức Trương Minh Ngôn, tự Thế Tải, hiệu Mai Nham, sinh ngày 23 tháng 10 năm 1855 ở Chợ-lớn (Sài-gòn), là con ông Trương Minh Cẩn, một nhà nho, và bà Phạm Thị Nguyệt.

Trương Minh Ký học ở trường đạo với Trương Vĩnh Ký, mặc dầu không theo đạo và trường Chasseloup-Laubat Sài-gòn; sau khi tốt nghiệp, ra làm giáo sư ở trường này. Năm 1885, dạy tiếng Pháp ở trường Thông ngôn cùng với Trương Vĩnh Ký rồi làm chủ bút tờ Gia-định báo từ năm 1881 đến 1897.

Năm 1889, làm thông ngôn cho phái đoàn của triều đình Huế đi dự hội chợ ở Paris. Về nước, Trương Minh Ký xin vào làng Tây và làm thông ngôn ngạch Tây.

Trương Minh Ký mất ngày 11 tháng 8 năm 1900 cũng tại Chợ-lớn, Sài-gòn.

(Theo Lược truyện các tác gia Việt nam. Tập II. Nxb KHXH Hà-nội - 1972)

Tác phẩm:
  1. Fables de la Fontaine. Truyện Phansa diễn ra quốc ngữ (S. : Guilland et Martinon, 1884 - 12 p.)
  2. Riche et Pauvre. Phú bần truyện diễn ca (S. : Guilland et Martinon, 1885 - 24 p. ; 0$20)
  3. Fables de la Fontaine traduites en annamite pour la première fois. Truyện Phansa diễn ra quốc ngữ (S. : Rey et Curiol, 1886 - 80 p. ; 0$50)
  4. Leçon de langue annamite. Cours autographié au collège des Interprètes (et MM. Chéon) (1886 ?)
  5. Les aventures de Télémaque de Fénélon, suive du Châu tử gia huấn (S. : Rey et Curiol, 1887 - 24 p. ; 0$20)
  6. Joseph, tragédie tirée de l'histoire sainte. Tuồng Joseph (S. : Rey et Curiol, 1888 - 16 p. ; 0$10)
  7. De Saigon à Paris. Như tây nhựt trình (S. : Rey et Curiol, 1889 - 64 p. ; 0$50)
  8. Exposition universelle de 1889. Chư quấc thại hội có hình (S. : Rey, Curiol & Cie, 1891 - 72 p. ; 0$50) (1896, Deuxième édition)
  9. Méthode pour apprendre le français et l'annamite, 1er partie. Tập dạy học tiếng Phansa và tiếng Annam (S. : Rey, Curiol & Cie, 1892 - 32 p. ; 0$20)
  10. Cours gradué de langue chinoise écrite. Ấu học khải mông (S. : Rey, Curiol & Cie, 1892 - 32 p. ; 0$20)
  11. Cours gradué de langue chinoise écrite. 2e partie. Ấu học khải mông (S. : Rey, Curiol & Cie, 1893 - 13, 19 p. ; 0$20)
  12. Cours gradué de langue française en 100 leçons. Pháp học tân lương (S. : Claude et Cie, 1893 - 312 p. ; 3$00)
  13. Cours gradué de langue française à l'usage des annamites (1895)
  14. Préceptes de morale chinoise. Trị gia cách ngôn khuyến hiếu ca (S. : Rey, Curiol & Cie, 1895 - 15 p. ; 0$10)
  15. Syllabaire quốc-ngữ. Vần quốc-ngữ có hình (0$10)
  16. Premières lectures enfantines. Quốc-ngữ sơ giai (S. : Rey et Curiol, 1895 - 8 p. ; 0$10)
  17. Trésor poétique chinois. Ca từ diển nghỉa (S. : Rey, Curiol & Cie, 1896 - 16 p. ; 0$10)
  18. Pétite étude chinoise écrite. Tiểu học gia ngôn (S. : Rey, Curiol & Cie, 1896 - 32 p. ; 0$20)
  19. Morceaux choisis de littérature chinoise. Quatrième partie du Cours gradué de langue chinoise écrite. Cổ văn chơn bữu (S. : Rey, Curiol & Cie, 1896 - 32 p. ; 0$20)
  20. Tragédie de Bá-ấp-khảo. Tuồng phong thần Bá-ấp-khảo (S. : Rey, Curiol & Cie, 1896, 3e éd. - 24 p. ; 0$20)
  21. Tragédie de Kim-vân-Kiều. Tuồng Kim-Vân-Kiều, ba thứ (S. : Rey, Curiol & Cie, 1896-1897 - 3 actes 72 p. ; 1$00)
  22. Entretiens sur la Piété filiale. Hiếu kinh diễn nghĩa, ba thứ tiếng (0$20)
  23. Traité de versification annamite. Thi pháp nhập môn (S. : Rey, 1898 - 32 p. ; 0$30)
  24. Cours pratique et gradué de langue chinoise écrite. Hán học tân lương (S. : Rey, 1899 - 32 p. ; 0$50)
  25. Introduction à l'étude chinoise. Course gradué de langue chinoise écrite. 3e partie du maître. Tiểu học gia ngôn diễn nghĩa (S. : Rey, 1899 - vii, 65 p.)
Các thứ sách kễ trên nầy để bán tại nhà Trương Thế-tải ở Saigon. Ai muốn mua thì gỡi bạc đến đó, và đề tên họ cùng chỗ mình ở cho rỏ, thì có người gỡi sách lại cho chẳng sai.

Cập nhật lúc 6/6/2011 17:44 PM

Đỗ Trường Xuân

Chưa có tiểu sử.

Tác phẩm:
  1. Bông hoa rừng, ái-tình trinh-thám phiêu-lưu mạo-hiểm (H. : Hoàng Xuân Hội, 1934 - 26 fasc. 414 p.)  (H. : Cấp Tiến Văn Đoàn, 1937 - 18 fasc. 296 p.)
  2. Mắt thần, trinh-thám mạo hiểm (H. : Hoàng Xuân Hội, 1935 - 20 fasc. 328 p.)
  3. Đoan-hùng, trinh-thám mạo-hiểm (H. : Trường Xuân, 1935 - 243 p.) (H. : Hương Sơn, 1942 - 219 p.)
  4. Ham sống (H. : Trường Xuân, 1935 - 14 p.)
  5. Lệ-Hằng với trí phục-thù, trinh-thám mạo hiễm (H. : Cấp Tiến Văn Đoàn, 1935-1936 - 20 fasc. 323 p.)
  6. Đời phiêu lưu, tiếp tục Bông hoa rừng (H. : Cấp Tiến Văn Đoàn, 1936 - 23 fasc. 366 p.)
  7. Cánh buồm máu
  8. Hương trầm, cùng Hữu Nam, Tường Châu (H. : Lê Cường, 1936 - 20 p.)
  9. Ngày qua, cùng Chàng Khanh (H. : Cấp Tiến Văn Đoàn, 1936 - p. 61-80) (Văn Mới 4)
  10. Xích-hùng huyết đảng, cùng Mai Lang (H. : Lê Cường, 1936-1937 - 11 fasc. 176 p.)
  11. Tình hận trong rừng kênh (H. : Cấp Tiến Văn Đoàn, 1937 - 191 p.)
  12. Người đàn-bà, truyện ngắn (H. : Cấp Tiến Văn Đoàn, 1937 - 2 fasc. 30 p.) (Văn Mới 5-6)
  13. Hạnh-phúc, cùng Bao Trúc Sơn, Mai Lâm (H. : Lê Cường, 1938 - 16 p.) (Văn Mới 9)
  14. Bác-sĩ Mai-Anh, ái-tình trinh-thám khoa-học (H. : Hương Sơn, 1938 - 2 fasc. 596 p.) (H. : Cấp Tiến Văn Đoàn, 1939 - 20 fasc. 423 p.)

Trần Đức Lai

Trần Đức Lai, tên thật là Bùi-Bá-Nhân, quê ở làng Do-Xuyên, tổng Vân-Trai, Phủ Tỉnh Gia, Tỉnh Thanh-Hóa. Vào nghề viết báo từ năm 1938, làm Thông-Tín-Viên cho Nhựt Báo Đông Pháp ở Thanh-Hóa. Năm 1940, làm Thông Tín Viên cho Nhựt Báo Tin Mới của Bác-Sĩ Nguyễn-văn-Luyện do Nhà Văn kiêm Nhà Báo Tam Lang làm Chủ Bút.

Bắt đầu viết văn từ năm 1942. Truyện ngắn đầu tiên mang bút hiệu Thiềm Cung đăng trong số Xuân Tin Mới, nhan đề : « MỘT THỜI XUÂN ». Thỉnh thoảng viết trên báo ĐÀN BÀ, TIỂU THUYẾT THỨ BẢY với bút hiệu MÃ GIANG TỬ.

Năm 1951 hồi cư viết cho tờ Quốc Dân, Thăng Long, Bạn Dân.

Năm 1952, làm công chức và viết báo DÂN CHÚNG, DÂN NGUYỆN với bút hiệu TÔ VĂN.

Năm 1955, di cư vô Nam làm Biên Tập Viên cho Nhựt Báo NGÔN LUẬN, DÂN CHÚNG. Tổng thơ Ký Tòa Soạn Nhựt Báo CÁCH MẠNG QUỐC GIA, SAIGON MAI cộng tác với CÁT HỮU viết chung nhiều mục lấy bút hiệu là CÁT VĂN.

Năm 1962, Biên Tập Viên Nhựt Báo ĐỒNG NAI, chủ bút Nhựt Báo BẾN NGHÉ, chủ bút Nhựt Báo CÔNG CHÚNG, biên tập viên Nhựt Báo SỐNG, DÂN, THỜI SỰ MIỀN NAM, ĐIỆN TÍN, các Tuần Báo DẠ ĐÀM, PHỤ NỮ MỚI, Giám Đốc Chánh Trị Nhựt Báo TRẮNG ĐEN.

Với bút hiệu TRẦN ĐỨC LAI, ký giả TÔ VĂN thường viết truyện Ma Quái, Kinh Dị trên các Nhựt Báo DÂN CHÚNG, ĐỒNG NAI, SAIGON MAI, TRẮNG ĐEN được đọc giả cũng như các Văn hữu tặng danh hiệu MA SƯ.

Ngoài bút hiệu TRẦN ĐỨC LAI, ký giả TÔ VĂN còn có bút hiệu MINH ĐẠO khi viết chuyện Tình Cảm Xã Hội, bút hiệu ĐIỆP-VIÊN khi viết tiểu thuyết phóng sự và P. Y. 65 khi viết truyện Trinh Thám, GIÁN ĐIỆP.

... Nhà Văn TRẦN ĐỨC LAI là một trong những nhà Văn có nhiều độc giả nhứt và cũng là một trong những cây bút đắt giá nhứt.

Tác phẩm CẬU CHÓ đăng trên Nhựt Báo TRẮNG ĐEN đã được hàng trăm ngàn độc giả đặc biệt chú ý. Sau tác phẩm CẬU CHÓ, sẽ ấn hành tiếp các tác phẩm khác như : HẬN THÙ LY LOẠN, CHIA ĐÔI SAIGON, EM LÀ MẸ, HẬN TÌNH, HỒN MA CẬU CHÓ, ANH HÙNG XA LỘ, LỆNH HÀNH QUYẾT và TUYỂN TẬP TRUYỆN NGẮN của TRẦN ĐỨC LAI.

Tác phẩm:
  1. Cậu chó (S. : Cửu Long, 1969 - I: 239 p. ; 170$ - III: 260 p. ; 180$ ; IV: 156 p. ; 150$)