Bồng Dinh

Nguyễn-văn-Sỏi, tự Thanh-Phong, tục gọi Giáo-Sỏi (Liêm-Khê), đạo hiệu Bồng-Dinh; từng cộng tác với báo Nông-cổ mín-đàm, Công-luận-báo.

Tác phẩm:
  1. Tam quốc chí diễn nghĩa, cùng Võ-Mẫn-Thiệp, Đặng-Ngọc-Cơ (S. : F.-H. Schneider, 1907, 2 fasc. - I. 11 p.)
  2. Bài Ca mới (S. : J. Viet, 1909 - 19 p. ; 0$25)
  3. Tân-soạn-cổ-tích, cùng Hồ Văn-Trung (S. : F.-H. Schneider, 1910 - 47 p.)
  4. Tam quốc tuồng, cùng Mẫn-Thiệp (S. : F.-H. Schneider, 1913 - 34 p.) (Mẫn-Thiệp Võ-Văn-Mau)
  5. Vọng phu thơ (S. : Phát Toán, 1913 - 12 p.)
  6. Trịnh Hâm tạp phú (S. : Phát Toán, 1913 - 14 p.)
  7. Ma y thần tướng diễn ca (S. : F.-H. Schneider, 1913 - 8 p.)
  8. Thạch-Sanh Lý-Thông (S. : J. Viet, 1913 ? - 47 p.)

Ngô Đức Kế (1878-1929)

Ngô Đức Kế hiệu Tập-xuyên, người làng Trảo-nha, huyện Can-lộc, tỉnh Hà-tĩnh; ông sinh năm 1878, mất năm 1929 ở Hà-nội.

Ông đậu tiến sĩ nhưng không ra làm quan, sau nhờ tiếp xúc với các sách Trung-quốc truyền bá các học thuyết Âu Tây, ông hấp thụ được những tư tưởng mới, nên rất lưu tâm đến tình hình chính trị. Chính ông đã hăng hái cổ động bỏ khoa cử và đề xướng nền học mới ở Nghệ-Tĩnh. Khoảng năm 1907, ông cùng Đặng Nguyên Cẩn mở « Chiêu-dương thư quán » ở Vinh để tuyên truyền và vận động Cách mạng. Năm 1908, sau khi Phan Bội Châu ra nước ngoài, thực dân Pháp buộc ông vào tội « tiềm thông dị quốc » và đày đi Côn đảo. Năm 1921 được về, ông ở quê ít lâu rồi ra Hà-nội viết báo. Ông là cây bút xuất sắc trong tạp chí Hữu thanh. Năm 1927, ông mở « Giác-quần thư xã » xuất bản sách.

(Theo Lược truyện các tác gia Việt nam. Tập I. Nxb KHXH Hà-nội - 1971)

Tác phẩm:
  1. Phan Tây-Hồ di thảo: Văn-tập ông Phan-Chu-Trinh. I / Ngô-Đức-Kế biên tập (H. : Thụy-Ký, 1926 - 44 p.)
  2. Đông tây vỹ nhân (H. : Giác quần thư xã, 1929-1930 - I. iii, 77 p. ; 0$35 - II. 54 p.)

Đặng Thúc Liêng (1867-1945)

Đặng Thúc Liêng, lúc nhỏ tên ông là Huẩn, năm 18 tuổi lấy biệt-hiệu Trúc-Am, tới năm 30 tuổi mới cải tên là Đặng-thúc-Liêng, biệt-hiệu Lục-Hà-Tẩu, bút-hiệu Mộng-Liêm. Ông người làng Tân-phú-Trung, tỉnh Gia-định, là con cụ án-sát Đặng-văn-Duy, người đã vâng mệnh vua Tự-Đức chống-cự với Pháp suốt 4 tháng trời để giữ đồn Chí-hòa khi quân Pháp vào đánh Gia-định (1862).

Ông là một nhà nho tiên-phong trên trường ngôn-luận trong thời kỳ người Pháp mới sang chiếm cứ Nam-kỳ lục tỉnh, đồng thời với các ông Trương-vĩnh-Ký, Trương-minh-Ký, Diệp-văn-Cương, v.v... Đã từng cộng-tác hoặc chủ-trương những tờ báo đầu tiên bằng Việt-ngữ tại Sài-gòn như: Gia-định báo, Nông-cổ mín-đàm, Nam-Trung nhật báo, Lục tỉnh tân-văn, Đông-Pháp thời-báo, Thần-chung... Từ năm 1933 đến 1937, ông là chủ-nhiệm tờ Việt Dân báo.

Ngoài những hoạt-động trong lãnh-vực báo chí như đã nói, ông còn là người đã thực hiện sáng-kiến của vua Đồng-Khánh qua Hương-cảng mở một trụ-sở mậu-dịch với Trung-hoa lấy tên là « Thông-thương nha » trong những năm 1887-1888, và cùng với ông Trần-chánh-Chiếu tức Gilbert Chiếu lập ra Minh-Tân công-nghệ, một công-ty kinh-doanh kiểu mẫu đầu tiên tại Sài-gòn để cạnh-tranh với người Trung-hoa và người Ấn-độ hầu như nắm độc-quyền về kinh-tế ở trong Nam thời bấy giờ.

Ông cũng là người có công lớn trong việc khai-sinh sân-khấu cải-lương sau này.

Ông mất vào ngày 16-8-1945 tại Tân-quí-đông, Sa-đéc giữa hồi Sài-gòn đang bị phi-cơ đồng-minh oanh-tạc nặng-nề.

(Theo Văn học từ điển của Thanh Tùng. Khai Trí - 1974)

Tác phẩm:
  1. Nữ Trưng-vương. I (S. : Nguyễn Văn Viết, 1925 - 30 p.)
  2. Trương-Vỉnh-Ký hành-trạng (S. : Xưa-Nay, 1927 - 34 p. ; 0$50)
  3. Cao-đài đàm, quái-giáo nghị (cùng Đặng Công Thắng) (Sadec : Nguyễn Duy Minh, 1928 - 52 p.)
  4. Tri Y tiện dụng. I (Sadec : Bảo Tồn, 1931 - 20 p.)
  5. Việt-Dân-báo, khai tông minh nghĩa (S. : Nguyễn Khắc, 1932 - [12] p.)
  6. Việt Dân, tuần-báo ra ngày thứ năm. Chủ-nhân là ông Đặng Thúc Liêng. Tòa báo ở 245 Phố Espagne Saigon. Giá báo: mỗi số 6 xu, một năm 2$50. (1933-1939)
  7. Lê-Văn-Duyệt (S. : Bảo Tồn, 1934 - 28 p.)

Nguyễn Bá Trác (1881 -1945)

Nguyễn Bá Trác, tự Tiêu Đẩu, xuất thân trong một gia đình Nho học, quê huyện Điện-bàn, tỉnh Quảng-nam.

Nguyễn Bá Trác học chữ Hán, có thi hương và đậu cử nhân khoa Thành Thái Bính ngọ (1906). Gặp lúc Phan Bội Châu hô hào phong trào Đông Du (1908), Trác đã xuất dương sang Nhật du học và sau khi chính phủ Nhật giải tán học sinh và trục xuất các nhà yêu nước của ta, Trác được vào học lớp cán bộ quân sự ở Quảng-tây cùng với Trần Hữu Lực.

Nhưng rồi Trác làm mật thám cho Pháp, vào làm phòng báo chí của Phủ Toàn quyền. Lúc đầu, Trác được giao cho việc làm tờ Công thị báo bằng chữ Hán. Năm 1917, khi tên trùm mật thám Marty sai Phạm Quỳnh làm chủ bút tờ Nam phong thì Trác được giữ phần chữ Hán của tạp chí đó.

Vì có công lao ấy, Trác được bổ ra làm Tá lý bộ Học ở Huế rồi làm tuần phủ Quảng-ngãi, Trác đã đàn áp nhân dân và tàn sát nhiều nhà cách mạng.

Năm 1945, Cách mạng thành công, nhân dân tỉnh Quảng-ngãi cho đòi Trác ra hỏi tội và Trác đã phải đền tội.

(Theo Lược truyện các tác gia Việt nam. Tập II. Nxb KHXH Hà-nội - 1972)

Tác phẩm:
  1. Hạn-Mạn du-ký: Xiêm - Tàu - Nhật-bản (1908-1914) (H. : Đông-kinh ấn-quán, 1921 - 294 p.)
  2. Cổ học viện thư tịch thủ sách (cùng Nguyễn Tiên Khiêm) (1921, 11 fasc.)
  3. Calendrier annamite 1922-1954 d'après le dépôt légal en caractères sino-vietnamiens (Huế : Đắc Lập, 1922 ? - I. 321 p. - II. 232 p.)
  4. Hán-Việt từ điễn bản thảo (cùng Nguyễn Thúc Hội, Nguyễn Tân Kiên) (Huế : Đắc Lập, 1925 - 48 fasc.)
  5. Hoàng-Việt Giáp tý niên biểu (Huế : ?, 1925 - 552 p.)

Đoàn Tư Thuật (1886-1928)

Đoàn Tư Thuật, hiệu Mai Nhạc, sinh trong một gia đình Nho học, cháu xa cụ Đoàn Huyên, tự Xuân Thiều, hiệu Ứng Khê, làm đốc học, dạy nhiều học trò, quê thôn Hữu-châu, làng Hữu-thanh-oai, huyện Thanh-oai, Hà-đông cũ (nay thuộc tỉnh Hà-tây).

Thuở nhỏ, học chữ Hán, có tham gia phong trào Đông kinh nghĩa thục. Khi phong trào tan vỡ, ông có bị bắt. Sau được tha, chán nản, ông thường chỉ uống rượu, ngâm thơ, không đi thi.

Ông thường ví mình như Tín Lăng Quân (một nhà hào hoa phong nhã đời Chiến quốc) và Đỗ Mục (một nhà thơ đời Đường), thường hay đọc câu: « Rượu ngon, gần gái, bệnh Tín Lang là bệnh anh hùng; Hoa rụng, tiếc xuân, sầu Đỗ Mục là sầu thiên cổ ».

Thơ văn của ông không được biên chép lại, chỉ còn một số tác phẩm trong các bản dịch Tựa tập vịnh Kiều của Chu Mạnh Trinh đã đăng trong Nam phong và ký tên là Đoàn Quì; bản dịch Tuyết hồng lệ sử cũng đăng trong tạp chí Nam phong và in thành sách.

(Theo Lược truyện các tác gia Việt nam. Tập II. Nxb KHXH Hà-nội - 1972)

Tác phẩm:
  1. Truyện Tỳ-bà (dịch của Cao-đông-Gia, Nguyễn-Khắc-Hiếu san nhuận) (H. : Tản-Đà thư-điếm, 1923 - 103 p. ; 0$50)
  2. Tuyết hồng lệ sử (dịch của Từ-Trẩm-Á) (H. : Đông-Văn thư-điếm, 1928 - 36 p.)

Nguyễn Hữu Tiến (1874-1941)

Nguyễn Hữu Tiến, hiệu Đông Châu, người làng Đông-ngạc (tục danh làng Vẽ), huyện Từ-Liêm (nay thuộc ngoại thành Hà-nội).

Ông học chữ Hán, thi Hương đậu hai khoa tú tài, chuyên về dịch thuật các sách chữ Hán ra Việt văn.

Ông làm phiên dịch cho nhà Đông kinh ấn quán, rồi vào làm ở bộ biên tập tạp chí Nam phong.

(Theo Lược truyện các tác gia Việt nam. Tập II. Nxb KHXH Hà-nội - 1972)

Tác phẩm:
  1. Sơ-học quốc-ngữ tập-đọc (1914 ; 0$15)
  2. Giai-nhân di-mặc: sự-tích và thơ-từ Xuân-Hương (H. : Đông-kinh ấn-quán, 1914, 2 fasc.) (1926, In lần thứ hai, 2 fasc. - 76, ii p. ; 0$20)
  3. Cổ-xúy nguyên-âm : lối văn thơ Nôm (H. : Đông-kinh ấn-quán, 1916, 2 fasc. ; 0$25 mỗi quyển)
  4. Đông-A Song-Phụng (1916 ; 0$15)
  5. Việt-Lam xuân-thu (1914-1916, 7 fasc. ; 0$20 mỗi quyển)
  6. Pháp-luật danh-từ giải-nghĩa (cùng Nguyễn Văn-Điển) (H. : Kim Đức Giang, 1923 - 247, 14 p. ; 1$20)
  7. Việt-văn hợp tuyển giảng-nghĩa. Textes choisis d'explication annamite (cùng Lê Thành-Ý) (H. : Nghiêm Hàm, 1925 - viii, 247 p. ; 0$70)
  8. Lĩnh nam dật-sử. Tiền-biên, dịch (H.: Thụy-Ký, 1925 - 200 p.) (H. : Cát-Thành, 1928, In lần thứ hai - 193 p. ; 0$50)
  9. Mạnh-Tử quốc-văn giải-thích (dịch cùng Nguyễn-Đôn-Phục) (H. : Trung-Bắc Tân-Văn, 1932 - I. 512 p. ; 3$00 - II. 389 p. ; 2$50)
  10. Gia-lễ tập-thành (Thọ-lễ, hôn-lễ, tang-lễ, lễ phần-hoàng) (chưa in)
  11. Việt-nam tổ-quốc túy-ngôn (chưa in)
  12. Luận-ngữ quốc-văn giải-thích (dịch cùng Nguyễn-Đôn-Phục) (H. : Đông-kinh ấn-quán, 1935)
  13. Phật-Giáo với nho-giáo (H. : Đông-kinh ấn-quán, 1935 - 15 p.)

Lê Văn Trương (1906-1964)

Lê Văn Trương khi viết báo lấy bút danh là Cô Lý. Năm 1934, viết tập truyện ngắn Trước cảnh hoang tàn Đế Thiên Đế Thích. Từ 1939, chuyên viết tiểu thuyết, viết rất nhiều, rất nhanh và cũng rất ẩu. Người ta bảo Lê Văn Trương còn giao cho bọn « đàn em » viết và chỉ đọc lại, chữa qua loa rồi ký tên đưa Nhà xuất bản. Lê Văn Trương luôn luôn hô hào « thuyết sức mạnh » và xây dựng nhân vật theo kiểu một « người hùng » tưởng tượng, khí khái rởm và anh hùng rơm. Có theo kháng chiến một thời gian, đến năm 1953 vào Hà-nội rồi đi Nam, làm việc ở Nha chiến tranh tâm lý Mỹ-Diệm, Đài phát thanh Sài-gòn. Lê Văn Trương mất ngày 25 tháng 2 năm 1964 tại 67 hẽm 100, đường Trần Hưng Đạo (Sài-gòn).

(Theo Lược truyện các tác gia Việt nam. Tập II. Nxb KHXH Hà-nội - 1972)

Tác phẩm:
  1. Trước cảnh hoang-tàn Đế Thiên Đế Thích (H. : Trung-Bắc Tân Văn, 1935 - 183 p. ; 0$40)
  2. Cô tư Thung, truyện dài (H. : Tân-Dân, 1er Janvier 1937 - 156 p. ; 0$25) (Phổ-Thông Bán-Nguyệt-San 2)
  3. Một người, xã-hội tiểu-thuyết (H. : Tân-Dân, 1937 - I. 1er Mai, 220 p., 0$25 - II. 1er Juin, p. 211-386, 0$25) (P.T.B.N.S 6-7)
  4. Một người cha (H. : Tân-Dân, 1er Nobembre 1937 ; 0$25) (P.T.B.N.S 12)
  5. Một trái tim, tâm-lý xã-hội tiểu-thuyết (H. : Tân-Dân, 1er Février 1938 - 217 p. ; 0$25) (P.T.B.N.S 15)
  6. Con đường hạnh-phúc, tâm-lý tiểu-thuyết (H. : Tân-Dân, 1er Juin 1938 ; 0$25) (P.T.B.N.S 19, Bìa trắng)
  7. Một lương tâm trong gió lốc, tiểu-thuyết (H. : Tân-Dân, 1938 - I. 1er Août, 103 p., 0$15 - II. 1er Septembre, 0$25) (P.T.B.N.S 21-22)
  8. Hận nghìn đời (H. : Tân-Dân, 1938 - 192 p.) (Những Tác-Phẩm Hay 2)
  9. Trong ao tù trưởng-giả (H. : Tân-Dân, 1939 - I. 1er Février, 166 p., 0$25 - II. 16 Février, p. 151-313, 0$25) (P.T.B.N.S 28-29)
  10. Ngựa đã thuần rồi, mời ngài lên, tiểu-thuyết (H. : Tân-Dân, 16 Mars 1939 ; 0$15) (P.T.B.N.S 31)
  11. Đứa cháu đồng bạc, tiểu-thuyết xã-hội (H. : Tân-Dân, 16 Mai 1939 - 213 p. ; 0$40) (N.T.P.H 6)
  12. Một cô gái mới (H. : Tân-Dân, 1er Juillet 1939 - 154 p. ; 0$25) (P.T.B.N.S 38)
  13. Tôi là mẹ, tâm-lý tiểu-thuyết (H. : Tân-Dân, 1939 - I. 16 Septembre, 164 p., 0$25 - II. 1er Octobre, p. 147-304, 0$25) (P.T.B.N.S 43-44)
  14. Dưới bóng thần Vệ-nữ (H. : Nam Ký, 1939 - 94 p.)
  15. Những mảnh tình (H. : Mai Lĩnh, 1940 - 144 p.)
  16. Cánh sen trong bùn (H. : Tân-Dân, 1940 - I. 16 Janvier, 145 p., 0$25 - II. 1er Février, p. 139-282, 0$25) (P.T.B.N.S 51-52)
  17. Một linh hồn đàn bà (H. : Tân-Dân, 16 Mars 1940 - 189 p. ; 0$50) (N.T.P.H 11)
  18. Bốn bức tường máu (H. : Tân-Dân, 1940 - I. 1er Juillet, 145 p. - II. 16 Juillet, p. 131-260) (P.T.B.N.S 62-63)
  19. Tôi thầu khoán hay là : Ba tháng ở Trung-Hoa, phiêu-lưu ký-sự (H. : Tân-Dân, 1940 - 240 p. ; 0$90) (Tủ Sách Tao Đàn 2)
  20. Trường đời, tiểu-thuyết (H. : Tân-Dân, 1940 - I. 16 Décembre, 140 p. - II. 1er Janvier, p. 137-278, 0$30 - III. 16 Janvier, p. 263-400, 0$30) (P.T.B.N.S 73-75)
  21. Một cuộc săn vàng, phiêu-lưu ký-sự (H. : Tân-Dân, 1941 - 146 p. ; 0$60) (T.S.T.Đ 6)
  22. Lịch-sử một tội ác, tiểu-thuyết (H. : Tân-Dân, 1941 - 168 p. ; 0$60) (N.T.P.H 16)
  23. Nó giết người, tiểu-thuyết (H. : Tân-Dân, 1er Juin 1941 - 130 p. ; 0$30) (P.T.B.N.S 84)
  24. Người anh cả, tiểu-thuyết (H. : Tân-Dân, 1941 - I. 1er Juillet, 132 p., 0$30 - II. 16 Juillet, p. 123-242, 0$30 - III. 1er Août, p. 235-354, 0$30) (P.T.B.N.S 86-88)
  25. Những con đường rẽ, tiểu-thuyết (H. : Tân-Dân, 1941 - 143 p. ; 0$60) (N.T.P.H 19)
  26. Điệu đàn muôn thủa (H. : Đời Mới, 1941 - 144 p.)
  27. Ái-tình muôn mặt (H. : Lê Cường, 1941 - I. 125 p. - II. 98 p.)
  28. Triết-lý sức mạnh (H. : Hương-Sơn, 1941 - 62 p. ; 0$30)
  29. Đời nghệ sĩ (H. : Hương Sơn, 1941 - 100 p.)
  30. Hai anh em, tiểu-thuyết (H. : Tân-Dân, 1er Janvier 1942 - 316 p. ; 0$70) (P.T.B.N.S 98, Số mùa xuân)
  31. Tiếng gọi của lòng, tiểu-thuyết (H. : Tân-Dân, 1942 - I. 1er Mai, 120 p., 0$35 - II. 16 Mai, p. 105-224, 0$35) (P.T.B.N.S 106-107)
  32. Bóng hạnh-phúc (H. : Cộng Lực, 1942, 2 v. - 240 p. ; 1$20)
  33. Cô Thơm, xã hội tiểu thuyết (H. : Duy Tân, 1942 - 138 p.)
  34. Hai tâm hồn (H. : Đời Mới, 1942 - 260 p.)
  35. Đầu bạc đầu xanh (H. : Đời Mới, 1942 - 202 p. ; 1$00)
  36. Anh và tôi, giáo-dục tiểu-thuyết (H. : Đời Mới, 1942 - 212 p.)
  37. Chồng chúng ta, xã-hội tiểu-thuyết (H. : Đời Mới, 1942 - I. 143 p. - II. p. 141-222, 0p80)
  38. Hai người bạn, tiểu-thuyết (H. : Đời Mới, 1942 - 210 p.)
  39. Những kẻ có lòng, tiểu thuyết (H. : Đời Mới, 1942 - 209 p.)
  40. Kẻ đến sau (H. Đời Mới, 1942 - I. 232 p. - II. p. 236-439 ; 3$00)
  41. Những thiên tình hận (H. : Hương Sơn, 1942 - 129 p.)
  42. Kẻ si tình, tiểu thuyết (H. : Hương Sơn, 1942 - 154 p.)
  43. Sợ sống (H. : Lê Văn Trương, 1942 - 153 p.)
  44. Lòng mẹ, tiểu-thuyết (H. : Tân-Dân, 1942 - I. 16 Août, 112 p., 0$40 - II. 1er Septembre, p. 101-220, 0$50) (P.T.B.N.S 113-114)
  45. Anh vẹo, tiểu-thuyết (H. : Tân-Dân, 1er Decémbre 1942 - 120 p. ; 0$50) (P.T.B.N.S 120)
  46. Sau phút sinh ly, tiểu-thuyết (H. : Tân-Dân, 1942 - 139 p. ; 0$70) (N.T.P.H 25)
  47. Thằng còm, tiểu thuyết (H. : Tân-Dân, 1943 - I. 16 Avril, 110 p., 0$50 - II. 1er Mai, p. 91-200, 0$50) (P.T.B.N.S 129-130)
  48. Một lương tâm trong sương mù, tiểu-thuyết (H. : Tân-Dân, 16 Août 1943 - 104 p. ; 1$00) (P.T.B.N.S 135)
  49. Mũi tên thuốc độc (H. : Tân-Dân, 16 Novembre 1943)
  50. Anh em thằng Việt, truyện dài giáo-dục (H. : Tân-Dân, 1943, 2 v. - 154 p. ; 0$40) (Phổ Thông Tuổi Trẻ 1)
  51. Chung quanh người đàn bà (H. : Hương Sơn, 1943 - 128 p.)
  52. Cùng một kiếp (H. : Hương Sơn, 1943 - 256 p.)
  53. Kiếp hoa rơi, tiểu-thuyết xã-hội (H. : Hương Sơn, 1943 - 128 p.)
  54. Lịch-sử một tan vỡ (H. : Hương Sơn, 1943 - 264 p.)
  55. Người mẹ tội-lỗi, tâm-lý tiểu-thuyết (H. Đời Mới, 1943, 2 v. - 510 p. ; 3$20)
  56. Giọt nước mắt đầu tiên (H. : Đời Mới, 1943 - 146 p. ; 1$00)
  57. Người đàn-bà (H. : Đời Mới, 1943 ; 0$90)
  58. Lỡ một kiếp người (H. : Đời Mới, 1943 - 181 p. ; 1$50)
  59. Thằng con trai (H. : Đời Mới, 1943 - 218 p. ; 2$00)
  60. Ba ngày luân lạc, giáo-dục tiểu-thuyết (H. : Đời Mới, 1943 - 304 p. ; 3$00)
  61. Phút giao-cảm (H. : Đời Mới, 1943 ; 2$00)
  62. Những mái nhà ấm, truyện dài xã-hội (H. : Đời Mới, 1943 - 271 p. ; 2$80)
  63. Con đường dốc, truyện dài (H. : Đời Mới, 1943 - 160 p. ; 1$80)
  64. Dây oan, tiểu thuyết (H. : Đời Mới, 1943 - 168 p. ; 2$00)
  65. Những người đã sống (H. : Đời Mới, 1943 - 223 p. ; 2$50)
  66. Những kẻ không nghèo (H. : Đời Mới, 1943 - 189 p. ; 2$50)
  67. Cô giáo tỉnh lỵ, tiểu thuyết (H. : Đời Mới, 1943 - 225 p. ; 2$80)
  68. Chặt xích, tiểu-thuyết (H. : Đời Mới, 1944 - 176 p. ; 2$50)
  69. Mấy đường tơ khô, tiểu thuyết (H. : Đời Mới, 1944 - 224 p. ; 3$00)
  70. Lá lành lá rách, tiểu-thuyết (H. : Đời Mới, 1944 - 149 p. ; 2$00)
  71. Người con nuôi, xã-hội tiểu-thuyết của Lê-văn-Trương (1944 - 268 p. ; 3$50)
  72. Chết trong cõi sống, tiểu-thuyết (H. : Đời Mới, 1944 - 240 p. ; 3$50)
  73. Mối thù họ Ngô (H. : Đời Mới, 1944 - 156 p.)
  74. Cải thiện (H. : Hương Sơn, 1944 - 210 p.)
  75. Hai đứa bé mồ côi, tiểu-thuyết xã-hội (H. : Hương Sơn, 1944 - 310 p.)
  76. Trên giốc vật chất (H. : Hương Sơn, 1944 - 364 p.)
  77. Con dâu Cai Vàng, tuồng cải lương viết theo dã-sử (H. : Thăng Long, 1944 - 96 p.)
  78. Lời trong máu (H. : Lê-Văn-Trương, 1945 - 105 p.)
  79. Cánh đồng lương tâm (H. : Lê-Văn-Trương, 1946 - 93 p.)
  80. Ông hoàng một đêm (H. : Hương Sơn, 1953 - 142 p.)
  81. Cô nàng Mường Koòng (H. : Chấn-Nam tức Xuân-Quang)
  82. Những người có sứ mạng (330 p.)
  83. Những chớp mắt lịch sử (4 v.)
  84. Tôi là quân nhân
  85. Trận đời, truyện dài (S. : Tấn-Phát, 1956, 2 v.)
  86. Đứa con hạnh phúc, tiểu-thuyết xây-dựng gia-đình (S. : Truyện Hay, 1960 - 168 p.)
  87. Mối tình ngang trái (S. : Truyện Hay, 1960)
  88. Lòng dạ đàn bà (S. : Truyện Hay, 1960 - 143 p. ; 30$)
  89. Lỡ-làng, tiểu-thuyết tâm-lý ái-tình (S. : Hạnh-Phúc, 1961 - 96 p.)
  90. Một người chồng hoàn toàn (S. : Tân-Thành, 1961, In lần thứ hai - 126 p.)
  91. Người vợ hoàn toàn, tiểu thuyết xây dựng gia đình (S. : Hạnh-Phúc, 1962 - 152 p.)
  92. Người anh hùng chín núi, tiểu thuyết phiêu lưu phóng sự (S. : Đồng Nai, 1972)
Truyện nhi đồng:
  1. Con thiên-lý mã, giáo-dục tiểu-thuyết (H. : Tân-Dân, 25 Août 1941 - 35 p.) (Truyền Bá 1)
  2. Những người ngày xưa (H. : Tân-Dân, 27 Novembre 1941 ; 0$10) (T.B 8)
  3. Giặc cờ đen, truyện (H. : Tân-Dân, 15 Janvier 1942 ; 0$10) (T.B 15)
  4. Một truyện ma (H. : Tân-Dân, 19 Mars 1942 ; 0$10) (T.B 23)
  5. Con chó dai đầu (H. : Tân-Dân, 7 Mai 1942) (T.B 30)
  6. Mưu gia cát (H. : Tân-Dân, 27 Août 1942 - 30 p.) (T.B 46)
  7. Giặc Tàu bắt cóc (H. : Tân-Dân, 1942 - I. 26 Novembre, 30 p. - II. 3 Decémbre, 30 p.) (T.B 59-60)
  8. Bị sa lầy (H. : Đời Mới, 1942 - 24 p.) (Truyện Học-Sinh Đời Mới)
  9. Chờ chết (H. : Đời Mới, 1942 - 27 p.) (T.H.S.Đ.M)
  10. Lấy chồng cọp (H. : Đời Mới, 1942 - I. 22 p. - II. 26 p.) (T.H.S.Đ.M)
  11. Săn đuổi (H. : Đời Mới, 1942 - 32 p.) (T.H.S.Đ.M 4)
  12. Tiếng còi báo động (H. : Đời Mới, 1942 - 30 p.) (T.H.S.Đ.M)
  13. Con chim đầu đàn (H. : Đời Mới, 1942 - 32 p.) (T.H.S.Đ.M)

Lan Khai (1906-1946)

Nguyễn Lan Khai, tên thật là Nguyễn Đình Khải, tự Thế Hữu, người Tuyên-quang, vừa dạy học, vừa viết bài cho tờ Ngọ báo. Khi đã được nhiều người biết, về ở hẳn ở Hà-nội làm báo Loa, viết nhiều bài đăng ở tờ Tao đàn tạp chí, Đông TâyTiểu thuyết thứ bảy. Lan Khai viết rất nhiều tiểu thuyết, đủ các loại: tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết lãng mạn, tiểu thuyết hiện thực, in trong loại Phổ thông bán nguyệt san của Nhà xuất bản Tân dân, Hà-nội, vào khoảng 1937-1942. Lan Khai còn viết cả phê bình văn học (phê bình Lê Văn Trương, Vũ Trọng Phụng).

Do chịu ảnh hưởng của phong trào Mặt trận dân chủ (1936-1939), Lan Khai viết cuốn Lầm than, nói về đời sống của công nhân mỏ. Cuốn sách này được Trần Huy Liệu đề tựa và Hải Triều khen là một tác phẩm « tả thực xã hội ».

Lan Khai mất ở Tuyên-quang năm 1946.

(Theo Lược truyện các tác gia Việt nam. Tập II. Nxb KHXH Hà-nội - 1972)

Tác phẩm:
  1. Nước Hồ Gươm, bi tình tiểu thuyết (H. : Nhật-Nam thư-quán, 1928 - 36 p. ; 0$20)
  2. Bút ký (H. : Tân-Dân, 193-)
  3. Lẩn sự đời, truyện ngắn (H. : Lê-Quang-Thiệp, 1934 - 44 p.)
  4. Cô Dung, tiểu-thuyết (H. : Tân Dân, 1936)
  5. Ai lên phố Cát, lịch-sử tiểu-thuyết (H. : Tân-Dân, 1er Mars 1937 ; 0$25) (Phổ-Thông Bán-Nguyệt-San 4)
  6. Chiếc ngai vàng, lịch-sử tiểu-thuyết (H. : Tân-Dân, 1er Août 1937 - 143 p. ; 0$25) (P.T.B.N.S 9)
  7. Cái hột mận, lịch-sử tiểu-thuyết (H. : Tân-Dân, 1er Janvier 1938 - 171 p. ; 0$25) (P.T.B.N.S 14)
  8. Gái thời loạn, lịch-sử tiểu-thuyết (H. : Tân-Dân, 1er Juillet 1938 - 159 p. ; 0$25) (P.T.B.N.S 20)
  9. Lầm than, tiểu-thuyết (H. : Tân-Dân, 1938 - 215 p. ; 0$50) (Những Tác-Phẩm Hay 1)
  10. Chế-Bồng-Nga, lịch-sử tiểu-thuyết (H. : Tân-Dân, 1er Nobembre 1938 - 180 p. ; 0$25) (P.T.B.N.S 24)
  11. Người hay bóng, tiểu-thuyết (H. : Tân-Dân, 1er Avril 1939 - 160 p. ; 0$25) (P.T.B.N.S 32)
  12. Trang, tiểu-thuyết (H. : Tân-Dân, 16 Mai 1939 - 110 p. ; 0$15) (P.T.B.N.S 35)
  13. Cơn ác mộng, tiểu-thuyết (H. : Tân-Dân, 1er Août 1939 - 164 p. ; 0$25) (P.T.B.N.S 40)
  14. Tiếng gọi của rừng thẳm, truyện đường rừng (H. : Tân-Dân, 16 Octobre 1939 - 154 p. ; 0$25) (P.T.B.N.S 45)
  15. Dấu ngựa trên sương (mọi rợ), truyện đường rừng (H. : Hương Sơn, 1940 - 67 p.)
  16. Phê bình các nhân vật hiện thời : Lê Văn Trương (H. : Minh-Phương, 1940 - 33 p.)
  17. Bóng cờ trắng trong sương mù, truyện dài lịch-sử (H. : Tân-Dân, 1er Janvier 1940 ; 0$25) (P.T.B.N.S 50)
  18. Hồng thầu, tiểu-thuyết (H. : Tân-Dân, 16 Avril 1940 - 152 p. ; 0$25) (P.T.B.N.S 57)
  19. Truyện đường rừng, tiểu-thuyết (H. : Tân-Dân, 16 Mai 1940 - 124 p. ; 0$45) (N.T.P.H 12)
  20. Cưỡi đầu voi dữ, lịch-sử tiểu-thuyết (H. : Tân-Dân, 1er Août 1940 - 151 p.) (P.T.B.N.S 64)
  21. Tiếng khóc trong sương, tiểu-thuyết (H. : Tân-Dân, 1er Décembre 1940 - 144 p. ; 0$30) (P.T.B.N.S 72)
  22. Chiếc nỏ cánh dâu, truyện đường rừng (H. : Duy-Tân, 1941 - 156 p. ; 0$58)
  23. Mực mài nước mắt, tiểu-thuyết (H. : Đời Mới, 1941 - 115 p. - 0$45)
  24. Bức thư của người không quen (dịch văn Stefan Zweig) (H. : Đời Mới, 1941 ? - 84 p.)
  25. Người thù của mặt trời (Thành-Cát Tư-Hãn), lịch sử tiểu thuyết (H. : Hương Sơn, 1941 - 124 p.)
  26. Tội và thương, tiểu-thuyết (H. : Hương-Sơn, 1941 - 98 p.)
  27. Phê bình các nhân vật hiện thời : Vũ Trọng Phụng (H. : Minh-Phương, 1941 - 32 p.)
  28. Cánh buồm thoát tục, lịch-sử tiểu-thuyết (H. : Tân-Dân, 16 Mars 1941 - 144 p. ; 0$30) (P.T.B.N.S 79)
  29. Đỉnh non thần, tiểu-thuyết (H. : Tân-Dân, I: 16 Septembre 1941 - II: 1er Octobre 1941 ; 0$30) (P.T.B.N.S 91-92)
  30. Gửi cái xuân tàn, lịch-sử tiểu-thuyết (1941)
  31. Mưu thằng Đợi : Một chuyện về hồi giặc Cờ Đen (H. : Hương Sơn, 1941 - 27 p.)
  32. Suối đàn, truyện đường rừng (H. : Cộng-Lực, 1942 - 143 p. ; 0$50)
  33. Rỡn sóng Bạch Đằng, lịch-sử tiểu-thuyết (viết cùng Nguyễn-Tố) (H. : Duy-Tân, 1942 - 146 p. ; 0$70)
  34. Sầu lên ngọn ải (H. : Duy-Tân, 1942 - 125 p. ; 0$80)
  35. Ái-tình và sự-nghiệp, lịch-sử tiểu-thuyết (H. : Đời Mới, 1942 - 128 p.)
  36. Nàng, tiểu-thuyết (H. : Hương-Sơn, 1942 - 128 p.)
  37. Tình và máu, tiểu-thuyết (H. : Hương-Sơn, 1942 - 130 p.)
  38. Trăng nước hồ Tây, lịch-sử tiểu thuyết (H. : Hương-Sơn, 1942 - 128 p. ; 0$80)
  39. Treo bức chiến bào, lịch-sử tiểu-thuyết (H. : Hương-Sơn, 1942 ? - 91 p.)
  40. Tội nhân hay nạn nhân, tiểu-thuyết (H. : Kiến Thiết, 1942 - 139 p.)
  41. Trong cơn binh lửa, tiểu-thuyết (H. : Kiến Thiết, 1942 - 96 p.)
  42. Thành bại với anh hùng, lịch-sử tiểu-thuyết (H. : Quốc-Gia, 1942 - 96 p.)
  43. Theo lớp mây đưa, tiểu-thuyết (H. : Tân-Dân, 16 Mars 1942 - 140 p. ; 0$35) (P.T.B.N.S 103)
  44. Tình ngoài muôn dặm, tiểu-thuyết (H. : Tân-Dân, 1er Août 1942 - 139 p.) (P.T.B.N.S 112)
  45. Chàng kỵ-sĩ, lịch-sử tiểu-thuyết (H. : Đời Mới, 1943)
  46. Cái đẹp với nghệ-thuật (phỏng thuật Félicien Challaye) (H. : Đời Mới, 1943 - 94 p. ; 1$00)
  47. Hối hận, tiểu-thuyết (H. : Tân-Dân, 1er Avril 1943 - 120 p.) (P.T.B.N.S 128)
  48. Mưa xuân, tiểu-thuyết (H. : Hoạt-Động, 1944 - 200 p.)
  49. Lũ quỷ ám, tiểu thuyết (chưa in)
  50. Những người không được là người nữa, tiểu thuyết (chưa in)
  51. Việt Nam, người đi đâu ?, tiểu thuyết (chưa in)
  52. Tuổi thơ : Hồi ức của Léon Tolstoï, dịch (chưa in)

Thâm Tâm (1917-1950)

Thâm Tâm là bút danh của Nguyễn Tuấn Trình, sinh ngày 12 tháng 5 năm 1917 ở Hải-dương, nay thuộc tỉnh Hải-hưng. Ông làm thơ, viết kịch, gửi đăng ở các tờ Tiểu thuyết thứ bảy, Truyền bá...

Sau Cách mạng tháng Tám, ông công tác ở Hội văn hóa cứu quốc, viết cho tờ Tiên phong, cơ quan của Hội. Từ năm 1947 đến 1950, Thâm Tâm là thư ký tòa soạn tờ Vệ quốc quân.

Ông là đảng viên Đảng Cộng sản Đông dương từ năm 1949.

Trong chiến dịch Biên giới 1950, trên đường đi công tác, Thâm Tâm bị ốm nặng rồi mất trong năm này.

(Theo Lược truyện các tác gia Việt nam. Tập II. Nxb KHXH Hà-nội - 1972)

Tác phẩm:
  1. Một thời xuân (Tuấn Trình vẽ) (H. : Impr. Asiatic, 1940 - [12] p.) (?)
  2. Nỗi ân-hận dài, truyện dài (ký Tuấn Trình) (H. : Á Châu, 1942 - 175 p.)
  3. Thuốc mê, tiểu thuyết (H. : Tân-Dân, 16 Juin 1943 - 120 p. ; 8 hào) (Phổ-Thông Bán-Nguyệt-San 133)
Truyện nhi đồng:
  1. Hóa thành chim, truyện cổ-tích (H. : Tân-Dân, 25 Octobre 1941) (Truyền Bá 4)
  2. Ban hát của thày mo (H. : Tân-Dân, 18 Decémbre 1941) (T.B 11)
  3. Chín bông hoa (H. : Tân-Dân, 12 Février 1942) (T.B 19)
  4. Thằng cuội phiêu-lưu, truyện cổ-tích (H. : Tân-Dân, 23 Avril 1942) (T.B 28)
  5. Nàng út (H. : Tân-Dân, 11 Juin 1942) (T.B 35)
  6. Tiên trong giếng thần, truyện cổ Việt Nam (H. : Tân-Dân, 23 Juillet 1942 - 30 p.) (T.B 41)
  7. Đười ươi giữ ống, truyện cổ-tích Việt-Nam (H. : Tân-Dân, 20 Août 1942 - 30 p.) (T.B 45)
  8. Trịnh-Khả, truyện dã-sử (H. : Tân-Dân, 17 Septembre 1942) (T.B 49)
  9. Người Giao Chỉ, truyện (H. : Tân-Dân, 29 Octobre 1942 - 30 p.) (T.B 55)
  10. Mò ngọc trai (H. : Tân-Dân, 28 Janvier 1943 - p. 55-74) (T.B 68, Số Tết)
  11. Bố, Cái, truyện (H. : Tân-Dân, 18 Février 1943 - 30 p.) (T.B 69)
  12. Cái quạt mo, truyện cổ Việt Nam (H. : Tân-Dân, 1er Avril 1943 - 30 p.) (T.B 75)
  13. Chim làm tổ, truyện (H. : Tân-Dân, 27 Mai 1943 - 34 p. ; 0$20) (T.B 83)
  14. Rồng, truyện (H. : Tân-Dân, 29 Juillet 1943 - 34 p.) (T.B 92)
  15. Bọn trẻ tàn-tật, truyện (H. : Tân-Dân, 1944 - 62 p.) (P.T.B.N.S 143)
  16. Gánh hát sử nam (H. : Tân-Dân, 1944 - 58 p.) (P.T.B.N.S 153)
  17. Đứa con nuôi, truyện (H. : Tân-Dân, 28 Septembre 1944) (T.B 147)
  18. Người giữ ngựa, truyện (1944 - 67 p.) (P.T.B.N.S ?)
  19. Thuồng luồng ở nước, truyện dã sử (1944 - 54 p.) (P.T.B.N.S ?)
  20. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, truyện (1944 - 34 p.) (T.B ?)
  21. Bước gian nan của con nắc nẻ, truyện (1944 - 34 p.) (T.B ?)
  22. Cóc và ếch tranh hùng, truyện (1944 - 34 p.) (T.B ?)
  23. Đời con kiến, truyện (1944 - 34 p.) (T.B ?)
  24. Hai cây hoa nhài, truyện (1944 - 34 p.) (T.B ?)
  25. Ông hoàng rắn, truyện (1944 - 34 p.) (T.B ?)
  26. Hươu, rím, khách, truyện (1945 - 34 p.) (T.B ?)
  27. Linh hồn đá, truyện (1945 - 34 p.) (T.B ?)
  28. Thỏ, chuột và khỉ, truyện (1945 - 33 p.) (T.B ?)
  29. Trò leo giây, truyện (H. : Tân-Dân, 1 Février 1945) (T.B 164)
  30. Tiếng mùa xuân, tiểu-thuyết (1945 - 64 p.) (P.T.B.N.S ?)
  31. Đại đội Kim Sơn trên chiến trường Tây Bắc (H. : Vệ quốc quân, 1949 - 40 p.)

Nguyễn Công Hoan (1903-1977)

Nguyễn Công Hoan, tự Trọng Lạc. Sinh ngày 6-3-1903. Quê quán ở thôn Xuân Cầu xã Nghĩa Trụ nay thuộc huyện Châu Giang, tỉnh Hải Hưng. Trước Cách mạng, nhiều năm làm nghề dạy học và viết văn. Trong kháng chiến chống Pháp, từng gia nhập quân đội, làm báo Vệ quốc quân. Chuyển sang Hội văn nghệ Việt Nam, rồi Hội nhà văn, làm chủ tịch Hội (khóa 1), Ủy viên chấp hành (khóa 2). Đã mất ngày 6-6-1977 tại Hà Nội.

(Theo Nhà văn Việt Nam hiện đại. Hội Nhà văn Việt Nam - 1992)

Tác phẩm:
  1. Chuyện thế-gian II (dịch cùng Nguyễn Công Tỉnh, Bùi Huy Cường, Nguyễn Trọng Đường) (H. : Tản Đà Thư Điếm, 1923 - 63 p.)
  2. Kiếp hồng nhan (H. : Nghiêm-Hàm, 1924 - 178 p. ; 13 cm)
  3. Vần chữ Việt-Nam (Hải Dương : Văn Hải Thư Điếm, 1929 - 16 p.)
  4. Những cảnh khốn nạn I (H. : Dương Xuân Thư Quán, 1932 - 218 p.)
  5. Xã-hội Ba-đào-ký (Haiphong : Mai-Lĩnh, 1934 - 14 p.)
  6. Xã-hội Ba-đào-ký II : Chuyện chó chết (Haiphong : Mai-Lĩnh, 1934 - 14 p. ; 0$03)
  7. Xã-hội Ba-đào-ký III : Hai thằng khốn-nạn (Haiphong : Mai-Lĩnh, 1934 - 14 p. ; 0$03)
  8. Kép Tư Bền, truyện-ngắn (H. : Tân-Dân, 1er Juin 1935 - 150 p.) (Tiểu-Thuyết Thứ Bảy)
  9. Cô giáo Minh, truyện dài (H. : Tân-Dân, 1936 - 219 p.) (Tiểu-Thuyết Thứ Bảy)
  10. Tắt lửa lòng (H. : Tân-Dân, 1er Décembre 1936 ; 0$25) (Phổ-Thông Bán-Nguyệt-San 1)
  11. Hai thằng khốn-nạn (H. : Tân-Dân, 1937 - 166 p. ? ; 0$25) (P.T.B.N.S 5)
  12. Tấm lòng vàng, giáo-dục tiểu-thuyết (H. : Tân-Dân, 1er Juillet 1937 - 136 p. ; 0$25) (P.T.B.N.S 8)
  13. Đào kép mới (H. : Tân-Dân, 1er Décembre 1937 - 172 p. ; 0$25) (P.T.B.N.S 13)
  14. Tơ-vương, tiểu-thuyết (H. : Tân-Dân, 1er Mai 1938 ; 0$25) (P.T.B.N.S 18)
  15. Bước đường cùng, tiểu-thuyết xã-hội (H. : Tân-Dân, 1er Octobre 1938 - 220 p. ; 0$25) (P.T.B.N.S 23 Bìa trắng, bị cấm)
  16. Sóng vũ-môn, tiểu-thuyết (H. : Tân-Dân, 1er Décembre 1938 ; 0$25) (P.T.B.N.S 26)
  17. Lá ngọc cành vàng (1er Mai 1939 ; 0$25) (P.T.B.N.S 34)
  18. Người vợ lẽ bạn tôi, tiểu-thuyết (H. : Tân-Dân, 1er Décembre 1939 - 154 p. ; 0$25) (P.T.B.N.S 48)
  19. Tay trắng, trắng tay, tiểu-thuyết (H. : Tân-Dân, 16 Mars 1940 - 160 p. ; 0$25) (P.T.B.N.S 55)
  20. Chiếc nhẫn vàng, tiểu-thuyết (H. : Tân-Dân, 1er Mai 1940 - 160 p. ?) (P.T.B.N.S 58)
  21. Ông chủ báo, tiểu-thuyết (H. : Tân-Dân, 16 Juin 1940 - 152 p.) (P.T.B.N.S 61)
  22. Nợ nần, tiểu-thuyết (H. : Tân-Dân, 1er Octobre 1940 - 160 p. ; 0$30) (P.T.B.N.S 68)
  23. Trên đường sự-nghiệp, tiểu-thuyết (H. : Tân-Dân, 1941 - I: 1er Nobembre, 132 p. - II: 16 Nobembre, p. 119-250 - III: 1er Décembre, p. 233-352 ; 0$30) (P.T.B.N.S 94-96)
  24. Thanh-đạm, truyện dài (H. : Đời Mới, 1942 - 473 p. ; 4$50)
  25. Nghịch cảnh (H. : Đời Mới, 1943 - 188 p. ; 2$50)
  26. Lệ Dung, truyện dài (H. : Đời Mới, 1944 - 176 p. ; 2$50)
  27. Tấm lòng vàng (H. : Đời Mới, 1944 - 133 p.)
  28. Bơ vơ, tiểu thuyết (H. : Đời Mới, 1944 - 149 p.)
  29. Cô làm công, nhật ký (H. : Đời Mới, 1944 - 100 p.)
  30. Danh tiết, tiểu thuyết (H. : Đời Mới, 1944 - 230 p.)
  31. Ông chủ bà chủ, những truyện thực từ mười năm về trước (H. : Đời Mới, 1944 - 213 p.)
  32. Cái thủ lợn (H. : Đời Mới, 1945 - 220 p.)
  33. Người An-Nam, tiểu-thuyết (H. : Đời Mới, 1945 - 166 p.)
  34. Tôi quyết sống : chuyện chiến sĩ miền Nam (H. : Văn Nghệ, 1955 - 35 p.)
  35. Nông dân với địa chủ, tập truyện ngắn (H. : Văn Nghệ, 1955 - 195 p.)
  36. Tranh tối tranh sáng, tiểu thuyết (H. : Văn Nghệ, 1956 - 461 p.)
  37. Gặp năm nhà văn Trung Quốc (cùng Đặng Thai Mai, Hoàng Trung Thông, Vũ Tú Nam) (H. : Văn Nghệ, 1956 - 65 p.)
  38. Viết tiểu thuyết (cùng Võ Huy Tâm) (H. : Văn Nghệ, 1960 - 51 p.)
  39. Hỗn canh hỗn cư, tiểu thuyết (H. : Văn Học, 1961 - 395 p.)
  40. Thăm nhà người anh em chiến đấu anh dũng (H. : Văn Học, 1962 - 133 p.)
  41. Đống rác cũ I (H. : Văn Học, 1963 - 622 p.) (Tái bản trọn bộ 4 tập năm 1989)
  42. Đời viết văn của tôi (H. : Văn Học, 1971 - 402 p.)
  43. Hỏi chuyện các nhà văn : Nguyễn Đình Thi, Chu Văn, Bùi Hiển, Tô Hoài, Tú Mỡ, Tế Hanh (H. : Tác Phẩm Mới, 1977 - 208 p.)
  44. Nhớ và ghi (H. : Tác Phẩm Mới, 1978 - 131 p.)
  45. Một kiếp người, tiểu thuyết (H. : Hà Nội, 1989 - 219 p.)
Truyện nhi đồng:
  1. Phần thưởng danh dự, giáo-dục tiểu-thuyết (H. : Tân-Dân, 25 Septembre 1941) (Truyền Bá 2)
  2. Chuyện ma (H. : Tân-Dân, 6 Nobembre 1941 - 36 p. ; 0$10) (Truyền Bá 5)
  3. Nhà triệu phú thọt (H. : Tân-Dân, 1er Janvier 1942 ; 0$10) (Truyền Bá 13)
  4. Ma biên (H. : Tân-Dân, 26 Mars 1942 ; 0$10) (Truyền Bá 24)
  5. Đứa con đã khôn ngoan (H. : Tân-Dân, 2 Juillet 1942 - 30 p.) (Truyền Bá 38)
  6. Tấm lòng vàng, kịch (H. : Tân-Dân, I: 1er Octobre 1942, II: 8 Octobre 1942 - 30 p. ; 0$15) (Truyền Bá 51-52)
  7. Xuân Đời Mới : Tết Quí Mùi 1943 (cùng Tam Thanh, Nguyễn Bính, Thao Thao, Thượng Sỹ, Trịnh Thục Anh) (H. : Đời Mới, 1943 - 50 p.)
  8. Trung Thu Trung Thu (cùng Doãn Kế Thiện, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Tuân, Nguyễn Xuân Sanh) (H. : Kim Đồng, 1957 - 43 p.)
  9. Người cập rằng hầm xay lúa (H. : Kim Đồng, 1978 - 16 p.)

Nguyễn Đỗ Mục (1866-1949 ?)

Nguyễn Đỗ Mục, tự Trọng Hữu, người làng Thư-trai, huyện Thạch-thất, tỉnh Hà-tây, sinh năm 1866 trong một gia đình khoa bảng (cha là Nguyễn Đình Dương đậu Hoàng giáp). Ông đậu tú tài khoa Duy Tân Kỷ dậu (1909), vì có chân ấm sinh tú tài nên ông có thi hội, nhưng không đỗ.

Sau ông ra Hà-nội làm báo Trung Bắc tân văn, viết những bài về giáo dục và dịch tiểu thuyết Trung-quốc, thỉnh thoảng có viết bài trong mục Hài đàm, ký tên Hì Đình Nguyễn Văn Tôi. Ông mất trong kháng chiến vào khoảng các năm 1948-1949 trong khi làm việc ở Thái-nguyên.

(Theo Lược truyện các tác gia Việt nam. Tập II. Nxb KHXH Hà-nội - 1972)

Tác phẩm:
  1. Gõ đầu trẻ (Đông-dương tạp chí, 1913-1914, số 20, 45, 47, 50, 62, 64, 69, 70, 71, 78, 80)
  2. Khổng-tử gia ngữ, Khổng-tử tập ngữ, Bách tử kim đan (Trung Bắc tân văn)
  3. Ấu học tập-đọc. I (S. : F.-H. Schneider, 1916 - 20 p.)
  4. Ấu học luân lý tập đọc. I (S. : F.-H. Schneider, 1916 - 20 p.)
  5. Tiểu học luân lý tập đọc. I (S. : F.-H. Schneider, 1916 - 23 p.)
  6. Song phượng kỳ duyên, dịch-thuật (H. : Trung-Bắc Tân-Văn, 1922 - 232 p.)
  7. Tái-sinh-duyên (sự-tích Mạnh-lệ-Quân), dịch-thuật (H. : Trung-Bắc Tân-Văn, 1923 - I: iv, 232 p. - II: 239 p.)
  8. Tục Tái-sinh-duyên (sự-tích Mạnh-lệ-Quân), dịch-thuật (H. : Trung-Bắc Tân-Văn, 1924 - I: ii, 192 p. - II: 200 p.)
  9. Chuyện giải trí (cùng Dương Bá Trạc, Dương Quảng Hàm, Vũ Đình Long) (H. : Thụy-Ký, 1925)
  10. Sách cười (cùng Sơn Phong ; ký Hi-Đình) (H. : Tân-Dân Thư-Quán, 1925 - 119 p.)
  11. Thuyền-tình bể ái, dịch-thuật (H. : Tân-Dân Thư-Quán, 1926 - 436 p.)
  12. Bình Sơn Lãnh Yến, dịch-thuật (H. : Long Quang, 1927 - 22 fasc. 350 p. ; 1$32)
  13. Vợ tôi của Từ Trẩm Á, dịch-thuật (H. : Tân-Dân Thư-Quán, 1927 - 10 fasc. 186 p.)
  14. Chồng tôi của Từ Trẩm Á, dịch-thuật (H. : Tân-Dân Thư-Quán, 1927 - 193 p. ; 0$70)
  15. Chiếc-bóng song-the (Tây song lệ ảnh), dịch-thuật (H. : Tân-Dân Thư-Quán, 1928 - 238 p. ; 0$90)
  16. Tây-sương-ký, dịch-thuật (S. : Tín Đức Thư Xã, 1928 - 8 fasc. 247 p.)
  17. Hồng nhan đa truân, dịch-thuật (H. : Tân-Dân Thư-Quán, 1929 - 141 p.)
  18. Chinh-phụ ngâm-khúc dẫn-giải (H. : Tân-Dân Thư-Quán, 1929 - 86 p. ; 0$30)
  19. Sách xem Tết Canh Ngọ (cùng Sơn Phong, Hoàng Quảng Đức, Long Thành, Thiếu Sơn, Tân Lãng Ông ; ký Nguyễn Văn Tôi) (H. : Tân-Dân Thư-Quán, 1930 - 88 p.)
  20. Đông-Chu liệt-quốc, dịch-thuật (H. : Trung-Bắc Tân-Văn, 1930-1933, 3 vol. - 1396 p.)
  21. Vô gia-đình, tức là bộ giáo-dục tiểu-thuyết: Đứa trẻ khốn nạn, dịch-thuật (cùng Đào-Hùng) (H. : Tân Việt-Nam Thư-Xã, 1931 - 500 p.)
  22. Thủy hử diễn nghĩa, dịch-thuật (H. : Tân-Dân Thư-Quán, 1933-1934, 5 vol. - I: 265 p. - V: 265 p.)
  23. Nhi-nữ tạo anh-hùng, dịch-thuật (H. : Thái Sơn, 1935 - 88 p.)
  24. Phi châu yên thủy sầu thành lục, mạo-hiểm tiểu-thuyết, dịch-thuật (H. : Tân-Dân, 1936, 13 fasc. - 214 p. ; 0$45)
  25. Quốc sử diễn ca dẫn giải (H. : Tân-Dân, 1943 - 159 p. ; 1$50)
  26. Bích câu kỳ-ngộ dẫn giải (H. : Tân-Dân, 1945 - 49 p.)
  27. Nắm vững tân binh, dịch thuật (cùng Nguyễn Văn Huân) (H. : Cục Tuyên huấn tổng cục chính trị, 1952 - 30 p.)

Nguyễn Vạn An (1915-1997 ?)

Nguyễn Vạn An, tên thật cũng là bút-hiệu, sinh ngày 23-8-1915 tại Hải-phòng.

Ông bước vào làng báo từ hồi tiến-chiến, đã từng cộng-tác với các báo ở Hà-nội như: Ngọ báo, Đời nay, Thông-tin, Tri-tân v.v... và ở Sài-gòn như: Tiếng dội, Nắng sớm, Tin điện.

Về hoạt-động văn-nghệ, ông là hội-viên trung-tâm Văn-bút Việt-Nam, hội-viên hội Ái-hữu ký-giả, gia-nhập nghiệp-đoàn Văn-nghệ Lao-công Việt-Nam v.v...

Tác phẩm:
  1. Dân (H. : Việt-Nam Văn-Đoàn, 1935 - 16 p.)
  2. Nguyện vọng (H. : Việt-Nam Văn-Đoàn, 19-- - 20 p.)
  3. Hải phòng ngày nay (H. : Việt-Nam Văn-Đoàn, 19-- - 20 p.) (Dân Mới)
  4. Tình ... bộ ba (H. : Việt-Nam Văn-Đoàn, 1939 - 29 p.)
  5. Người xuất hồn, trinh-thám tiểu-thuyết (H. : Việt-Nam Văn-Đoàn, 1940 - 94 p. ; 1$00)
  6. Ma thiêng, tiểu-thuyết (H. : Việt-Nam Văn-Đoàn, 1940 - 24 p. ; 0$20) (Báo Tiểu-Thuyết 17, Năm III)
  7. 17 bức thư ... tình (H. : Việt-Nam Văn-Đoàn, 1941 - 63 p.) (Báo Tiểu-Thuyết 21, Năm IV)
  8. Mấy thằng nỡm, đại hài-kịch (H. : Việt-Nam Văn-Đoàn, 1941 - 24 p. ; 0$10) (Báo Tiểu-Thuyết 24, Năm IV)
  9. Cái lầm của một người cha (H. : Việt-Nam Văn-Đoàn, 1941 - 15 p. ; 0$10) (Báo Tiểu-Thuyết 25, Năm IV)
  10. Trường-kỳ kháng chiến, truyện vui (H. : Việt-Nam Văn-Đoàn, 1942 - 17 p. ; 0$10) (Báo Tiểu-Thuyết 29, Năm V)
  11. Giải-phóng và độc-lập (cùng Trịnh Như Luân) (H. : Việt-Nam Văn-Đoàn, 1945 - 91 p.)
  12. Tự-do báo-chí và những căn-bản pháp-lý (S. : Hán-Việt, 1958 - 98 p.)
  13. Vượt ngục, tiểu-thuyết xã-hội (S. : Tân Dân, 1959 - 136 p. ; 30đ)
  14. Vụ án đấu-tranh tư-tưởng ở miền Bắc (S. : Nguyễn-Vạn-An, 1960 - 63 p.)
  15. Phan Khôi và cuộc đấu-tranh tư-tưởng ở miền Bắc (S. : Ủy-ban trung-ương chống chính-sách nô-dịch văn-hóa và đàn-áp văn-nghệ-sĩ, trí-thức sinh-viên tại miền Bắc, 1961 - 146 p.)
  16. Áo dòng đẫm máu (truyện phim do hãng Mỹ-Vân thực-hiện)

Trương Minh Ký (1855-1900)

Trương Minh Ký tức Trương Minh Ngôn, tự Thế Tải, hiệu Mai Nham, sinh ngày 23 tháng 10 năm 1855 ở Chợ-lớn (Sài-gòn), là con ông Trương Minh Cẩn, một nhà nho, và bà Phạm Thị Nguyệt.

Trương Minh Ký học ở trường đạo với Trương Vĩnh Ký, mặc dầu không theo đạo và trường Chasseloup-Laubat Sài-gòn; sau khi tốt nghiệp, ra làm giáo sư ở trường này. Năm 1885, dạy tiếng Pháp ở trường Thông ngôn cùng với Trương Vĩnh Ký rồi làm chủ bút tờ Gia-định báo từ năm 1881 đến 1897.

Năm 1889, làm thông ngôn cho phái đoàn của triều đình Huế đi dự hội chợ ở Paris. Về nước, Trương Minh Ký xin vào làng Tây và làm thông ngôn ngạch Tây.

Trương Minh Ký mất ngày 11 tháng 8 năm 1900 cũng tại Chợ-lớn, Sài-gòn.

(Theo Lược truyện các tác gia Việt nam. Tập II. Nxb KHXH Hà-nội - 1972)

Tác phẩm:
  1. Fables de la Fontaine. Truyện Phansa diễn ra quốc ngữ (S. : Guilland et Martinon, 1884 - 12 p.)
  2. Riche et Pauvre. Phú bần truyện diễn ca (S. : Guilland et Martinon, 1885 - 24 p. ; 0$20)
  3. Fables de la Fontaine traduites en annamite pour la première fois. Truyện Phansa diễn ra quốc ngữ (S. : Rey et Curiol, 1886 - 80 p. ; 0$50)
  4. Leçon de langue annamite. Cours autographié au collège des Interprètes (et MM. Chéon) (1886 ?)
  5. Les aventures de Télémaque de Fénélon, suive du Châu tử gia huấn (S. : Rey et Curiol, 1887 - 24 p. ; 0$20)
  6. Joseph, tragédie tirée de l'histoire sainte. Tuồng Joseph (S. : Rey et Curiol, 1888 - 16 p. ; 0$10)
  7. De Saigon à Paris. Như tây nhựt trình (S. : Rey et Curiol, 1889 - 64 p. ; 0$50)
  8. Exposition universelle de 1889. Chư quấc thại hội có hình (S. : Rey, Curiol & Cie, 1891 - 72 p. ; 0$50) (1896, Deuxième édition)
  9. Méthode pour apprendre le français et l'annamite, 1er partie. Tập dạy học tiếng Phansa và tiếng Annam (S. : Rey, Curiol & Cie, 1892 - 32 p. ; 0$20)
  10. Cours gradué de langue chinoise écrite. Ấu học khải mông (S. : Rey, Curiol & Cie, 1892 - 32 p. ; 0$20)
  11. Cours gradué de langue chinoise écrite. 2e partie. Ấu học khải mông (S. : Rey, Curiol & Cie, 1893 - 13, 19 p. ; 0$20)
  12. Cours gradué de langue française en 100 leçons. Pháp học tân lương (S. : Claude et Cie, 1893 - 312 p. ; 3$00)
  13. Cours gradué de langue française à l'usage des annamites (1895)
  14. Préceptes de morale chinoise. Trị gia cách ngôn khuyến hiếu ca (S. : Rey, Curiol & Cie, 1895 - 15 p. ; 0$10)
  15. Syllabaire quốc-ngữ. Vần quốc-ngữ có hình (0$10)
  16. Premières lectures enfantines. Quốc-ngữ sơ giai (S. : Rey et Curiol, 1895 - 8 p. ; 0$10)
  17. Trésor poétique chinois. Ca từ diển nghỉa (S. : Rey, Curiol & Cie, 1896 - 16 p. ; 0$10)
  18. Pétite étude chinoise écrite. Tiểu học gia ngôn (S. : Rey, Curiol & Cie, 1896 - 32 p. ; 0$20)
  19. Morceaux choisis de littérature chinoise. Quatrième partie du Cours gradué de langue chinoise écrite. Cổ văn chơn bữu (S. : Rey, Curiol & Cie, 1896 - 32 p. ; 0$20)
  20. Tragédie de Bá-ấp-khảo. Tuồng phong thần Bá-ấp-khảo (S. : Rey, Curiol & Cie, 1896, 3e éd. - 24 p. ; 0$20)
  21. Tragédie de Kim-vân-Kiều. Tuồng Kim-Vân-Kiều, ba thứ (S. : Rey, Curiol & Cie, 1896-1897 - 3 actes 72 p. ; 1$00)
  22. Entretiens sur la Piété filiale. Hiếu kinh diễn nghĩa, ba thứ tiếng (0$20)
  23. Traité de versification annamite. Thi pháp nhập môn (S. : Rey, 1898 - 32 p. ; 0$30)
  24. Cours pratique et gradué de langue chinoise écrite. Hán học tân lương (S. : Rey, 1899 - 32 p. ; 0$50)
  25. Introduction à l'étude chinoise. Course gradué de langue chinoise écrite. 3e partie du maître. Tiểu học gia ngôn diễn nghĩa (S. : Rey, 1899 - vii, 65 p.)
Các thứ sách kễ trên nầy để bán tại nhà Trương Thế-tải ở Saigon. Ai muốn mua thì gỡi bạc đến đó, và đề tên họ cùng chỗ mình ở cho rỏ, thì có người gỡi sách lại cho chẳng sai.

Cập nhật lúc 6/6/2011 17:44 PM

Đỗ Trường Xuân

Chưa có tiểu sử.

Tác phẩm:
  1. Bông hoa rừng, ái-tình trinh-thám phiêu-lưu mạo-hiểm (H. : Hoàng Xuân Hội, 1934 - 26 fasc. 414 p.)  (H. : Cấp Tiến Văn Đoàn, 1937 - 18 fasc. 296 p.)
  2. Mắt thần, trinh-thám mạo hiểm (H. : Hoàng Xuân Hội, 1935 - 20 fasc. 328 p.)
  3. Đoan-hùng, trinh-thám mạo-hiểm (H. : Trường Xuân, 1935 - 243 p.) (H. : Hương Sơn, 1942 - 219 p.)
  4. Ham sống (H. : Trường Xuân, 1935 - 14 p.)
  5. Lệ-Hằng với trí phục-thù, trinh-thám mạo hiễm (H. : Cấp Tiến Văn Đoàn, 1935-1936 - 20 fasc. 323 p.)
  6. Đời phiêu lưu, tiếp tục Bông hoa rừng (H. : Cấp Tiến Văn Đoàn, 1936 - 23 fasc. 366 p.)
  7. Cánh buồm máu
  8. Hương trầm, cùng Hữu Nam, Tường Châu (H. : Lê Cường, 1936 - 20 p.)
  9. Ngày qua, cùng Chàng Khanh (H. : Cấp Tiến Văn Đoàn, 1936 - p. 61-80) (Văn Mới 4)
  10. Xích-hùng huyết đảng, cùng Mai Lang (H. : Lê Cường, 1936-1937 - 11 fasc. 176 p.)
  11. Tình hận trong rừng kênh (H. : Cấp Tiến Văn Đoàn, 1937 - 191 p.)
  12. Người đàn-bà, truyện ngắn (H. : Cấp Tiến Văn Đoàn, 1937 - 2 fasc. 30 p.) (Văn Mới 5-6)
  13. Hạnh-phúc, cùng Bao Trúc Sơn, Mai Lâm (H. : Lê Cường, 1938 - 16 p.) (Văn Mới 9)
  14. Bác-sĩ Mai-Anh, ái-tình trinh-thám khoa-học (H. : Hương Sơn, 1938 - 2 fasc. 596 p.) (H. : Cấp Tiến Văn Đoàn, 1939 - 20 fasc. 423 p.)

Trần Đức Lai

Trần Đức Lai, tên thật là Bùi-Bá-Nhân, quê ở làng Do-Xuyên, tổng Vân-Trai, Phủ Tỉnh Gia, Tỉnh Thanh-Hóa. Vào nghề viết báo từ năm 1938, làm Thông-Tín-Viên cho Nhựt Báo Đông Pháp ở Thanh-Hóa. Năm 1940, làm Thông Tín Viên cho Nhựt Báo Tin Mới của Bác-Sĩ Nguyễn-văn-Luyện do Nhà Văn kiêm Nhà Báo Tam Lang làm Chủ Bút.

Bắt đầu viết văn từ năm 1942. Truyện ngắn đầu tiên mang bút hiệu Thiềm Cung đăng trong số Xuân Tin Mới, nhan đề : « MỘT THỜI XUÂN ». Thỉnh thoảng viết trên báo ĐÀN BÀ, TIỂU THUYẾT THỨ BẢY với bút hiệu MÃ GIANG TỬ.

Năm 1951 hồi cư viết cho tờ Quốc Dân, Thăng Long, Bạn Dân.

Năm 1952, làm công chức và viết báo DÂN CHÚNG, DÂN NGUYỆN với bút hiệu TÔ VĂN.

Năm 1955, di cư vô Nam làm Biên Tập Viên cho Nhựt Báo NGÔN LUẬN, DÂN CHÚNG. Tổng thơ Ký Tòa Soạn Nhựt Báo CÁCH MẠNG QUỐC GIA, SAIGON MAI cộng tác với CÁT HỮU viết chung nhiều mục lấy bút hiệu là CÁT VĂN.

Năm 1962, Biên Tập Viên Nhựt Báo ĐỒNG NAI, chủ bút Nhựt Báo BẾN NGHÉ, chủ bút Nhựt Báo CÔNG CHÚNG, biên tập viên Nhựt Báo SỐNG, DÂN, THỜI SỰ MIỀN NAM, ĐIỆN TÍN, các Tuần Báo DẠ ĐÀM, PHỤ NỮ MỚI, Giám Đốc Chánh Trị Nhựt Báo TRẮNG ĐEN.

Với bút hiệu TRẦN ĐỨC LAI, ký giả TÔ VĂN thường viết truyện Ma Quái, Kinh Dị trên các Nhựt Báo DÂN CHÚNG, ĐỒNG NAI, SAIGON MAI, TRẮNG ĐEN được đọc giả cũng như các Văn hữu tặng danh hiệu MA SƯ.

Ngoài bút hiệu TRẦN ĐỨC LAI, ký giả TÔ VĂN còn có bút hiệu MINH ĐẠO khi viết chuyện Tình Cảm Xã Hội, bút hiệu ĐIỆP-VIÊN khi viết tiểu thuyết phóng sự và P. Y. 65 khi viết truyện Trinh Thám, GIÁN ĐIỆP.

... Nhà Văn TRẦN ĐỨC LAI là một trong những nhà Văn có nhiều độc giả nhứt và cũng là một trong những cây bút đắt giá nhứt.

Tác phẩm CẬU CHÓ đăng trên Nhựt Báo TRẮNG ĐEN đã được hàng trăm ngàn độc giả đặc biệt chú ý. Sau tác phẩm CẬU CHÓ, sẽ ấn hành tiếp các tác phẩm khác như : HẬN THÙ LY LOẠN, CHIA ĐÔI SAIGON, EM LÀ MẸ, HẬN TÌNH, HỒN MA CẬU CHÓ, ANH HÙNG XA LỘ, LỆNH HÀNH QUYẾT và TUYỂN TẬP TRUYỆN NGẮN của TRẦN ĐỨC LAI.

Tác phẩm:
  1. Cậu chó (S. : Cửu Long, 1969 - I: 239 p. ; 170$ - III: 260 p. ; 180$ ; IV: 156 p. ; 150$)

Thư mục Ấn phẩm của Nhà xuất bản Tân Dân

NHÀ XUẤT-BẢN TÂN-DÂN
Chủ-nhiệm : Vũ Đình-Long
Trị-sự : Nguyễn-Khánh-Đàm - Trị-sự ủy-viên : Bửu-Tuất
Quản-lý : Nguyễn-Triệu-Luật
93, Phố Hàng Bông, Hà-nội (Bắc-kỳ)
93, Rue de Cotton, Hanoi

Phát-hành toàn những báo và sách hay có ích cho mọi người và mọi gia-đình.
Mua báo hay mua sách, xin trả tiền trước. Không gửi lĩnh hóa giao ngân. Mandat gửi cho ô. VŨ ĐÌNH-LONG chủ nhà in Tân Dân, 93 rue du Colon Hanoi.


TIỂU-THUYẾT THỨ BẢY (1934 - 19 Mai 1950 ?)
Báo tiểu-thuyết ra hàng tuần. Mỗi số 40 trang rộng, giấy tốt, in đẹp, 5 xu - Nửa năm 1$30 - Cả năm 2$50 - Mua năm cả phụ-trương Hoang-Giang Nữ-Hiệp thêm 1$, nửa năm thêm 0$50 (1934). Sau, mỗi số 44 trang giá 6 xu - Nửa năm 1$50 - Cả năm 3$00. Mua báo lệ trả tiền trước.
Có người hỏi ý-nghĩa bức vẽ bìa của bản-báo, xin trả lời: pho tượng bán-thân người thiếu-nữ biểu-hiệu mỹ-thuật, quyển sách biểu-hiệu văn-chương. Mỹ-thuật quan-hệ mật-thiết đến văn-chương, nên bản-báo chú-trọng về văn-chương không thể sao nhãng mỹ-thuật.

PHỤ TRƯƠNG TIỂU-THUYẾT THỨ BẢY
Tập phụ-trương này, ra đời nhằm vào ngày kỷ-niệm đệ thất chu niên của T.T.T.B.
Phụ-trương Tiểu-Thuyết Thứ Bảy sẽ bắt đầu xuất-bản với T.T.T.B. số 26 tuần-lễ 24-30 Novem. 1934. Kỳ đầu 16 trang sẽ biếu không các bạn độc-giả T.T.T.B. Từ kỳ thứ hai sẽ bán lẻ 3 xu. Chỉ các bạn đã mua năm T.T.T.B. mới có thể mua năm Phụ-trương Hoang-giang Nữ-hiệp và chỉ phải trả 1$ một năm mà thôi, tiền trả trước. Phụ-trương Hoang-giang Nữ-hiệp, 16 trang biếu, đóng liền với T.T.T.B. số 26. Sau, mỗi tuần ra một số 24 trang giá 5 xu.

ÍCH HỮU (25 Février 1936 - 30 Mars 1938, 110 SỐ)
Tờ báo thứ hai của nhà Tân-Dân. Tuần báo ra ngày thứ ba, mỗi số 5 xu, nửa năm 1$25, cả năm 2$50. Số 1 Ích-Hữu Tuần-Báo ra ngày 25 Février 1936 sẽ biếu tất cả các bạn mua năm và mua lẻ T.T.T.B. Ích-Hữu là tờ báo của khắp cả mọi người, là người bạn có ích của hết thảy mọi nhà, là tờ báo khác hẳn những tờ báo đã có, phần nhiều mục chưa thấy ở báo nào. Đứng-đắn, có ích, hoạt-động, vui-vẻ là những tính-chất cốt-yếu của Ích-Hữu Tuần-Báo.

PHỤ TRƯƠNG TIỂU-THUYẾT LỊCH-SỬ CỦA BÁO ÍCH-HỮU

TAO-ĐÀN (1 Mars 1939 - Février 1940, 16 SỐ)
Tạp-chí văn-học mỗi tháng xuất-bản một kỳ, ngày 16. Ba tháng xuất bản một số đặc-biệt. Mỗi số 100 trang giá 25 xu - Cả năm 5$50.
Tao-Đàn số đặc-biệt 1er Octobre 1939 không xuất-bản được vì bài đăng số ấy bị ty kiểm-duyệt bỏ. Từ sau số « Vấn Đề Ba-Lan », « Tủ sách Tao Đàn » sẽ thay « Những số Tao Đàn đặc-biệt » không xuất-bản nữa. TỦ SÁCH TAO ĐÀN thể-tài y như thể-tài đã ấn-định cho « Những số Tao Đàn đặc-biệt ».

PHỔ-THÔNG BÁN-NGUYỆT-SAN (1er Décembre 1936 - 1950 ?)
Tạp-chí văn-học ra đầu tháng và giữa tháng. Từ Février 1939, ra đều mỗi tháng 2 số. Mỗi số thường đăng hết một bộ truyện có giá-trị với một phần Văn-học phổ-thông. Số đầu tháng 160 đến 200 trang: 25 xu. Số giữa tháng 110 đến 140 trang: 15 xu. Cũng có khi ra luôn 2 số 25 xu hay là 2 số 15 xu, nhưng trung-bình mỗi năm là 12 số 25 xu và 12 số 15 xu. Nửa năm 12 số 2$30 - Cả năm 24 số 4$50. Ngoại quốc và chánh-phủ mua giá gấp đôi. Kể từ 16 Juillet không in những số mỏng nữa.

PHỤ TRƯƠNG PHỔ-THÔNG BÁN-NGUYỆT-SAN

PHỔ-THÔNG CHUYÊN-SAN (1er Juillet 1943 - 1er Décembre 1943)
Kể từ 1er Juillet 1943, Phổ-Thông Bán-Nguyệt-San ra thêm một loại mới, mỗi tháng một tập. Mỗi tập là một chuyên-san về văn-học, sử-học hay triết-học. Mục đích là phổ thông trí thức, gây dựng một kho tài liệu thiết yếu cho tủ sách của người học thức. Số trang mỗi tập không nhất định. Giá bán không nhất định. Loại « chuyên-san văn-học sử-học triết-học » này in trên giấy dó-pha, rất bền. P.T.B.N.S, lớp cũ (tiểu thuyết) vẫn ra, nhưng mỗi tháng chỉ in một tập, đẹp hơn trước, tiểu thuyết chọn lọc rất kỹ, toàn là những tác phẩm hay, có giá trị chắc chắn.

TRUYỀN BÁ (25 Août 1941 - 20 Septembre 1945)
Báo của Tuổi Trẻ, ra ngày 10 và 25, sau ra ngày thứ năm. Mỗi số 36 trang giá 0$10, đăng hết một truyện dài, một truyện ngắn và nhiều bài có ích cho trẻ em.

TUỔI TRẺ (1943 ? - ?)
Cùng một mục-đích và một tôn-chỉ với báo TRUYỀN BÁ, loại sách TUỔI TRẺ này sẽ hiến học-giới và gia-đình những quyển dày khoảng 80 trang, bìa nhiều màu vui và đẹp. Mỗi cuốn in một truyện dài hay là mấy truyện ngắn, phần nhiều là truyện sáng tác, nhưng cũng có khi dịch thuật, truyện nào cũng có ích về phương-diện giáo-dục hay giải-trí.

NHỮNG TÁC-PHẨM HAY (1938 - 1944 ?)
Hai tháng ra một quyển tiểu-thuyết thật hay (Janvier, Mars, Mai, Juillet, Septembre, Novembre). Giá bán không nhất định. Ở xa, gửi thêm tiền cước mỗi cuốn 0$20, mua nhiều cuốn thì cước-phí nhẹ hơn.
Từ cuốn VANG BÓNG MỘT THỜI, loại Những Tác-Phẩm Hay không bán một giá nhất-định như từ trước tới nay, mà sẽ định giá tùy theo số trang nhiều ít. Đại-khái : 160 trang 0$40, 180 trang 0$45, 200 trang 0$50, 225 trang 0$55, 250 trang 0$60.

TỦ SÁCH TAO ĐÀN (1940 - 1945)
Hai tháng ra một quyển không phải tiểu-thuyết (Février, Avril, Juin, Août, Octobre, Décembre). Giá bán không nhất định. Ở xa, gửi thêm tiền cước mỗi cuốn 0$20, mua nhiều cuốn thì cước-phí nhẹ hơn.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

TIỂU-THUYẾT THỨ BẢY
  1. Kép Tư Bền, truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan (1er Juin 1935 - 150 p. ; 0$50) (Giấy bouffant vergé)
  2. Phi châu yên thủy sầu thành lục, mạo-hiểm tiểu-thuyết, Nguyễn-Đỗ-Mục dịch (1936, 13 fasc. - 214 p. ; 0$45)
  3. Cô giáo Minh, truyện dài của Nguyễn-Công-Hoan (1936 - 219 p.)
PHỤ-TRƯƠNG TIỂU-THUYẾT THỨ BẢY
  1. Hoang-Giang Nữ-Hiệp, xã-hội kỳ-hiệp tiểu-thuyết của Cố-Minh-Đạo, Nghiêm-xuân-Lãm dịch (1934-1935, 52 fasc. ; 1$00)
PHỔ-THÔNG BÁN-NGUYỆT-SAN (1936-1945)

Số 1. ....... Tắt lửa lòng của Nguyễn-công-Hoan (1er Décembre 1936 ; 0$25)
Số 2. ....... Cô tư Thung, truyện dài của Lê-văn-Trương (1er Janvier 1937 - 156 p. ; 0$25)
Số 3. ....... Một đêm vui của Ngọc-Giao (1er Février 1937 ; 0$25)
Số 4. ....... Ai lên Phố Cát của Lan-Khai (1er Mars 1937 ; 0$25)
Số 4bis. ... Khói hương, xã-hội tiểu-thuyết của Từ-Ngọc (Phụ san, 16 Mars 1937 - 136 p. ; 0$25)
Số 5. ....... Hai thằng khốn-nạn của Nguyễn-công-Hoan (1er Avril 1937 - 166 p. ? ; 0$25)
Số 6. ....... Một người I. xã-hội tiểu-thuyết của Lê-văn-Trương (1er Mai 1937 - 220 p. ; 0$25)
Số 7. ....... Một người II. xã-hội tiểu-thuyết của Lê-văn-Trương (1er Juin 1937 - p. 211-386 ; 0$25)
Số 8. ....... Tấm lòng vàng, giáo-dục tiểu-thuyết của Nguyễn-công-Hoan (1er Juillet 1937 - 136 p. ; 0$25)
Số 9. ....... Chiếc ngai vàng của Lan-Khai (1er Août 1937 - 163 p. ; 0$25)
Số 10. ..... Thần Hổ, tiểu-thuyết dài của Tchya (1er Septembre 1937 ; 0$25)
Số 11. ..... Hòm đựng người của Nguyễn-triệu-Luật (1er Octobre 1937 - 157 p. ; 0$25)
Số 12. ..... Một người cha của Lê-văn-Trương (1er Nobembre 1937 ; 0$25)
Số 13. ..... Đào kép mới của Nguyễn-công-Hoan (1er Décembre 1937 - 172 p. ; 0$25)
Số 14. ..... Cái hột mận của Lan-Khai (1er Janvier 1938 - 171 p. ; 0$25)
Số 14bis. . Con đười-ươi, tiểu-thuyết của Lưu-trọng-Lư (Bìa màu 1, 16 Janvier 1938 - 180 p. ; 0$25)
Số 15. ..... Một trái tim của Lê-văn-Trương (1er Février 1938 - 217 p. ; 0$25)
Số 15bis. . Ngược dòng, tiểu-thuyết của Từ-Ngọc (Bìa màu 2, 16 Février 1938 - 180 p. ; 0$25)
Số 16. ..... Linh hồn hay xác-thịt của Tchya (1er Mars 1938 - 177 p. ; 0$25)
Số 17. ..... Người thầy thuốc, tiểu-thuyết của Thanh-Châu (1er Avril 1938 - 180 p. ; 0$25)
Số 18. ..... Tơ-vương, tiểu-thuyết của Nguyễn-công-Hoan (1er Mai 1938 ; 0$25)
Số 18bis. . Vì nghệ-thuật, tiểu-thuyết của Kinh-Kha (Bìa màu 3, 16 Mai 1938 - 160 p. ; 0$25)
Số 19. ..... Con đường hạnh-phúc, tâm-lý tiểu-thuyết của Lê-văn-Trương (Bìa trắng, 1er Juin 1938 ; 0$25)
Số 20. ..... Gái thời loạn của Lan-Khai (1er Juillet 1938 - 159 p. ; 0$25)
Số 21. ..... Một lương-tâm trong gió-lốc I. tiểu-thuyết của Lê-văn-Trương (1er Août 1938 - 103 p. ; 0$15)
Số 21bis. . Từ thiên-đường đến địa-ngục, tiểu-thuyết của Lưu-trọng-Lư (Bìa màu 4, 16 Août 1938 - 180 p. ; 0$25)
Số 22. ..... Một lương-tâm trong gió-lốc II. tiểu-thuyết của Lê-văn-Trương (Bìa trắng, 1er Septembre 1938 ; 0$25)
Số 23. ..... Bước đường cùng, tiểu-thuyết xã-hội của Nguyễn-công-Hoan (bị cấm) (Bìa trắng, 1er Octobre 1938 - 220 p. ; 0$25)
Số 24. ..... Chế-Bồng-Nga, lịch-sử tiểu-thuyết của Lan-Khai (1er Nobembre 1938 - 180 p. ; 0$25)
Số 25. ..... Nàng công-chúa Huế, tiểu-thuyết của Lưu-trọng-Lư (16 Novembre 1938 - 180 p. ; 0$25)
Số 26. ..... Sóng vũ-môn của Nguyễn-công-Hoan (1er Décembre 1938 ; 0$25)
Số 27. ..... Một nghìn một đêm lẻ, La-Sơn dịch (1er Janvier 1939 - 180 p. ; 0$25)
Số 28. ..... Trong ao tù trưởng-giả I. tiểu-thuyết của Lê-văn-Trương (1er Février 1939 - 177, [16] p. ; 0$25)
Số 29. ..... Trong ao tù trưởng-giả II. tiểu-thuyết của Lê-văn-Trương (16 Février 1939 - p. 151-313 ; 0$25)
Số 30. ..... Hai ngả, tiểu-thuyết của Từ-Ngọc (1er Mars 1939 - 180, [16] p. ; 0$25)
Số 31. ..... Ngựa đã thuần rồi, mời ngài lên, tiểu-thuyết của Lê-văn-Trương (16 Mars 1939 ; 0$15)
Số 32. ..... Người hay bóng, tiểu-thuyết của Lan-Khai (1er Avril 1939 - 160 p. ; 0$25)
Số 33. ..... Huế, một buổi chiều, tiểu-thuyết của Lưu-trọng-Lư (16 Avril 1939 ; 0$15)
Số 34. ..... Lá ngọc cành vàng của Nguyễn-công-Hoan (1er Mai 1939 ; 0$25)
Số 35. ..... Trang, tiểu-thuyết của Lan-Khai (16 Mai 1939 - 110 p., [p. 369-386] ; 0$15)
Số 36. ..... Nát ngọc của Cấm-Khê (1er Juin 1939 - 172 p. ; 0$25)
Số 37. ..... Cô Nguyệt, tiểu-thuyết của Lưu-trọng-Lư (16 Juin 1939 ; 0$15)
Số 38. ..... Một cô gái mới của Lê-văn-Trương (1er Juillet 1939 - 154 p. ; 0$25)
Số 39. ..... Oan nghiệt, tiểu-thuyết của Tchya (16 Juillet 1939 - 154 p. ; 0$25)
Số 40. ..... Cơn ác mộng, tiểu-thuyết của Lan-Khai (1er Août 1939 - 164 p. ; 0$25)
Số 41. ..... Trở vỏ lửa ra, tiểu-thuyết xã-hội của Phan Khôi (16 Août 1939 - 164 p. ; 0$25)
Số 42. ..... Nắng đào, tiểu-thuyết của Nguyễn Xuân Huy (1er Septembre 1939 ; 0$25)
Số 43. ..... Tôi là mẹ I. tâm-lý tiểu-thuyết của Lê-văn-Trương (16 Septembre 1939 - 164 p. ; 0$25)
Số 44. ..... Tôi là mẹ II. tâm-lý tiểu-thuyết của Lê-văn-Trương (1er Octobre 1939 - p. 147-306 ; 0$25)
Số 45. ..... Tiếng gọi của rừng thẳm, tiểu-thuyết của Lan-Khai (16 Octobre 1939 - 154 p. ; 0$25)
Số 46. ..... Ngược đường trường thi, lịch-sử tiểu-thuyết của Nguyễn-triệu-Luật (1er Nobembre 1939 ; 0$25)
Số 47. ..... Một người đau khổ của Lưu-trọng-Lư (16 Nobembre 1939 - 159 p. ; 0$25)
Số 48. ..... Người vợ lẽ bạn tôi, tiểu-thuyết của Nguyễn-công-Hoan (1er Décembre 1939 - 154 p. ; 0$25)
Số 49. ..... Dứt tình, tâm-lý tiểu-thuyết của Vũ trọng-Phụng (16 Décembre 1939 ; 0$25)
Số 50. ..... Bóng cờ trắng trong sương mù của Lan-Khai (1er Janvier 1940 ; 0$25)
Số 51. ..... Cánh sen trong bùn I. của Lê-văn-Trương (16 Janvier 1940 - 145 p. ; 0$25)
Số 52. ..... Cánh sen trong bùn II. của Lê-văn-Trương (1er Février 1940 - p. 139-282 ; 0$25)
Số 53. ..... Hồn về của Cấm-Khê (16 Février 1940 - 152 p. ; 0$25)
Số 54. ..... Cô gái tân thời, tiểu-thuyết của Lưu Trọng Lư (1er Mars 1940 - 155 p. ; 0$25)
Số 55. ..... Tay trắng, trắng tay, tiểu-thuyết của Nguyễn Công-Hoan (16 Mars 1940 - 160 p. ; 0$25)
Số 56. ..... Một nghìn một đêm lẻ II. của La-Sơn dịch (1er Avril 1940 - 160 p. ; 0$25)
Số 57. ..... Hồng thầu, tiểu-thuyết của Lan Khai (16 Avril 1940 - 152 p. ; 0$25)
Số 58. ..... Chiếc nhẫn vàng, tiểu-thuyết của Nguyễn Công-Hoan (1er Mai 1940 - 160 p. ?)
Số 59. ..... Khi người ta đói, tiểu-thuyết xã-hội của Trương Tửu (16 Mai 1940 - 160 p.)
Số 60. ..... Con bồ câu trắng của Thanh-Châu dịch (1er Juin 1940 - 148 p.)
Số 61. ..... Ông chủ báo, tiểu-thuyết của Nguyễn Công Hoan (16 Juin 1940 - 152 p.)
Số 62. ..... Bốn bức tường máu I. của Lê-Văn-Trương (1er Juillet 1940 - 145 p.)
Số 63. ..... Bốn bức tường máu II. của Lê-Văn-Trương (16 Juillet 1940 - p. 131-260)
Số 64. ..... Cưỡi đầu voi dữ, lịch-sử tiểu-thuyết của Lan-Khai (1er Août 1940 - 151 p.)
Số 65. ..... Tình-sử, Trúc Khê dịch (16 Août 1940 - 160 p. ; 0$30)
Số 66. ..... Tội ác và hối hận, tiểu-thuyết của Vũ Bằng (1er Septembre 1940 - 176 p.; 0$30)
Số 67. ..... Lá cây nhuộm máu, tiểu-thuyết của La-Sơn Thần-Lĩnh (16 Septembre 1940 - 156 p. ; 0$30)
Số 68. ..... Nợ nần, tiểu-thuyết của Nguyễn Công-Hoan (1er Octobre 1940 - 160 p. ? ; 0$30)
Số 69. ..... Kho vàng sầm-sơn I. lịch-sử ái-tình tiểu-thuyết của Tchya (16 Octobre 1940 - 145 p. ; 0$30)
Số 70. ..... Kho vàng sầm-sơn II. lịch-sử ái-tình tiểu-thuyết của Tchya (1er Nobembre 1940 - p. 137-273 ; 0$30)
Số 71. ..... Để cho chàng khỏi khổ, tiểu-thuyết của Vũ Bằng (16 Nobembre 1940 - 142 p. ; 0$30)
Số 72. ..... Tiếng khóc trong sương của Lan-Khai (1er Décembre 1940 - 144 p. ; 0$30)
Số 73. ..... Trường đời I. tiểu-thuyết của Lê-Văn-Trương (16 Décembre 1940 - 140 p.)
Số 74. ..... Trường đời II. tiểu-thuyết của Lê-Văn-Trương (1er Janvier 1941 - p. 137-278 ; 0$30)
Số 75. ..... Trường đời III. tiểu-thuyết của Lê-Văn-Trương (16 Janvier 1941 - p. 263-400 ; 0$30)
Số 76. ..... Tấm lòng người kỹ nữ I. tiểu-thuyết của Trần Huyền-Trân (1er Février 1941 - 144 p. ; 0$30)
Số 77. ..... Tấm lòng người kỹ nữ II. tiểu-thuyết của Trần Huyền-Trân (16 Février 1941 ; 0$30)
Số 78. ..... Ba truyện mổ bụng của Vũ Bằng (1er Mars 1941 - 144 p. ; 0$30)
Số 79. ..... Cánh buồm thoát tục, lịch-sử tiểu-thuyết của Lan Khai (16 Mars 1941 - 144 p. ; 0$30)
Số 80. ..... Tình-sử Việt-Nam của Trúc-Khê (1er Avril 1941 - 148 p. ; 0$30)
Số 81. ..... Cô Nhung của Lưu Trọng-Lư (16 Avril 1941 - 135 p. ; 0$30)
Số 82. ..... Xao Kham-La, tiểu-thuyết của Lâm-Mỹ Hoàng-Ba (1er Mai 1941 - 144 p. ; 0$30)
Số 83. ..... Ngày mai trời lại sáng! của Nguyễn-dân-Giám (16 Mai 1941 - 133 p. ; 0$30)
Số 84. ..... Nó giết người, tiểu-thuyết của Lê Văn-Trương (1er Juin 1941 - 130 p. ; 0$30)
Số 85. ..... Rắn báo oán của Nguyễn Triệu-Luật (16 Juin 1941 - 144 p. ; 0$30)
Số 86. ..... Người anh cả I. tiểu-thuyết của Lê Văn-Trương (1er Juillet 1941 - 132 p. ; 0$30)
Số 87. ..... Người anh cả II. tiểu-thuyết của Lê Văn-Trương (16 Juillet 1941 - p. 123-242 ; 0$30)
Số 88. ..... Người anh cả III. tiểu-thuyết của Lê Văn-Trương (1er Août 1941 - p. 235-354 ; 0$30)
Số 89. ..... Cần vương, tiểu-thuyết lịch-sử của Phan Trần Chúc (16 Août 1941 ; 0$30)
Số 90. ..... Tình sử II. Trúc-Khê dịch (1er Septembre 1941 - 132 p. ; 0$30)
Số 91. ..... Đỉnh non thần I. tiểu-thuyết của Lan-Khai (16 Septembre 1941 ; 0$30)
Số 92. ..... Đỉnh non thần II. tiểu-thuyết của Lan-Khai (1er Octobre 1941 ; 0$30)
Số 93. ..... Người tráng sĩ áo lam của Nguyễn Xuân-Huy (16 Octobre 1941 ; 0$30)
Số 94. ..... Trên đường sự-nghiệp I. tiểu-thuyết của Nguyễn Công-Hoan (1er Nobembre 1941 - 132 p. ; 0$30)
Số 95. ..... Trên đường sự-nghiệp II. tiểu-thuyết của Nguyễn Công-Hoan (16 Nobembre 1941 - p. 119-250 ; 0$30)
Số 96. ..... Trên đường sự-nghiệp III. tiểu-thuyết của Nguyễn Công-Hoan (1er Décembre 1941 - p. 233-352 ; 0$30)
Số 97. ..... Bông sen trắng, tiểu-thuyết do Hoàng-Cầm kể (16 Décembre 1941 - 132 p. ; 0$30)
Số 98. ..... Hai anh em, tiểu-thuyết của Lê Văn-Trương (Số mùa xuân, 1er Janvier 1942 - 316 p. ; 0$70)
Số 99. ..... Người ngàn thu cũ, tiểu-thuyết của Trần Huyền-Trân (16 Janvier 1942 - 132 p. ; 0$30)
Số 100. ... Cây đèn thần, tiểu-thuyết do Hoàng-Cầm thuật (1er Février 1942 - 132 p. ; 0$35)
Số 101. ... Ai hát giữa rừng khuya I. của Tchya (16 Février 1942 ; 0$35)
Số 102. ... Ai hát giữa rừng khuya II. của Tchya (1er Mars 1942 ; 0$35)
Số 103. ... Theo lớp mây đưa, tiểu-thuyết của Lan-Khai (16 Mars 1942 - 140 p. ; 0$35)
Số 104. ... Dưới lũy trường dục, tiểu-thuyết của Phan Trần-Chúc (1er Avril 1942 - 140 p. ; 0$35)
Số 105. ... Lẽ sống, tiểu-thuyết của Trần Huyền-Trân (16 Avril 1942 - 132 p. ; 0$35)
Số 106. ... Tiếng gọi của lòng I. tiểu-thuyết của Lê Văn-Trương (1er Mai 1942 - 120 p. ; 0$35)
Số 107. ... Tiếng gọi của lòng II. tiểu-thuyết của Lê Văn-Trương (16 Mai 1942 - p. 105-224 ; 0$35)
Số 108. ... Mang xuống tuyền đài (Thiên phương dạ đàm) của Hoàng-Cầm (1er Juin 1942 - 144 p. ; 0$40)
Số 109. ... Sống nhờ I. tiểu-thuyết của Mạnh-Phú-Tư (16 Juin 1942 - 144 p. ; 0$40)
Số 110. ... Sống nhờ II. tiểu-thuyết của Mạnh-Phú-Tư (1er Juillet 1942 - p. 123-266 ; 0$40)
Số 111. ... Trăm lạng vàng, tiểu-thuyết lịch-sử của Trúc Khê (16 Juillet 1942 - 132 p. ; 0$40)
Số 112. ... Tình ngoài muôn dặm, tiểu-thuyết của Lan-Khai (1er Août 1942 - 139 p.)
Số 113. ... Lòng mẹ I. tiểu-thuyết của Lê Văn-Trương (16 Août 1942 - 112 p. ; 0$40)
Số 114. ... Lòng mẹ II. tiểu-thuyết của Lê Văn-Trương (1er Septembre 1942 - p. 101-220 ; 0$50)
Số 115. ... Cùng một ánh trăng của Thanh-Châu (16 Septembre 1942 - 119 p.)
Số 116. ... Qua những màn tối I. tiểu-thuyết của Nguyên-Hồng (1er Octobre 1942 - 120 p. ; 0$50)
Số 117. ... Qua những màn tối II. tiểu-thuyết của Nguyên-Hồng (16 Octobre 1942 - p. 103-230 ; 0$50)
Số 118. ... Người vợ già, tiểu-thuyết của Mạnh Phú-Tư (1er Novembre 1942 - 119 p.)
Số 119. ... Con nhà nghèo, truyện của Nguyễn Đức-Chính (16 Novembre 1942 - 140 p. ; 0$50)
Số 120. ... Anh vẹo, tiểu-thuyết của Lê Văn-Trương (1er Decémbre 1942 - 120 p. ; 0$50)
Số 121. ... Thưởng trì cung I. tiểu-thuyết của Phan Trần Chúc (16 Decémbre 1942 - 120 p. ; 0$50)
Số 122. ... Thưởng trì cung II. tiểu-thuyết của Phan Trần Chúc (1er Janvier 1943 - p. 107-226 ; 0$50)
Số 123. ... Thoi mộng, tiểu-thuyết của Hoàng-Cầm (16 Janvier 1943 - 120 p.)
Số 124. ... Truyền kỳ mạn lục I. Trúc-Khê dịch (1er Février 1943 - 120 p. ; 0$50)
Số 125. ... Truyền kỳ mạn lục II. Trúc-Khê dịch (16 Février 1943 - p. 107-226 ; 0$50)
Số 126. ... Truyền kỳ mạn lục III. Trúc-Khê dịch (1er Mars 1943 - p. 217-336 ; 0$50)
Số 127. ... Quên cả thù, tiểu thuyết của Vũ Bằng (16 Mars 1943 - 120 p. ; 0$50)
Số 128. ... Hối hận, tiểu-thuyết của Lan-Khai (1er Avril 1943 - 120 p.)
Số 129. ... Thằng còm I. tiểu thuyết của Lê Văn-Trương (16 Avril 1943 - 110 p. ; 0$50)
Số 130. ... Thằng còm II. tiểu thuyết của Lê Văn-Trương (1er Mai 1943 - p. 91-200 ; 0$50)
Số 131. ... Quán Nải I. tiểu thuyết của Nguyên-Hồng (16 Mai 1943 - 127 p. ; 8 hào)
Số 132. ... Quán Nải II. tiểu thuyết của Nguyên-Hồng (1er Juin 1943 - p. 121-243 ; 8 hào)
Số 133. ... Thuốc mê, tiểu thuyết của Thâm Tâm (16 Juin 1943 - 120 p. ; 8 hào)
Số 134. ... Bốn con yêu và hai ông đồ, tiểu-thuyết của Nguyễn-Triệu-Luật (16 Juillet 1943 - 134 p. ; 8 hào)
Số 135. ... Một lương tâm trong sương mù, tiểu-thuyết của Lê-Văn-Trương (16 Août 1943 - 104 p. ; 1$00)
Số 136. ... Vết cũ I. tiểu-thuyết của Mạnh Phú-Tư (16 Septembre 1943 - 128 p.)
Số 137. ... Vết cũ II. tiểu-thuyết của Mạnh Phú-Tư (16 Octobre 1943 - p. 117-236 ; 1$20)
Số 138. ... Mũi tên thuốc độc của Lê-Văn-Trương (16 Novembre 1943)
Số 139. ... Giăng thề, tiểu thuyết của Tô-Hoài (16 Decémbre 1943 - 153 p. ; 1$50)
...
Số 142. ... Bùi Huy Bích, danh-nhân truyện-ký của Trúc-Khê (1er Avril 1944 - 94 p. ; 0$20)
Số 143. ... Bọn trẻ tàn-tật của Thâm-Tâm (1944 - 62 p.)
Số 144. ... Ba loại văn, biên khảo của Vũ Ngọc-Phan (1er Mai 1944 - ? p. ; 1$20)
Số 144bis. Chinh phụ ngâm khúc dẫn giải của Nguyễn-Đỗ-Mục (1er Août 1944 - ? p. ; 1$50)
...
Số 148. ... Chinh phụ ngâm khúc dẫn giải của Nguyễn-Đỗ-Mục (1er Août 1944 - 119 p. ; 1$50)
Số 151. ... ... (Octobre 1944)
Số 153. ... Gánh hát sử nam Thâm-Tâm (1944 - 58 p.)
...
Số 156. ... Bích câu kỳ-ngộ dẫn giải của Nguyễn Đỗ-Mục (Avril 1945 - 49 p.)
Số 1. ....... Thư cho người mất tích, tiểu thuyết dài của Vũ Bằng (1950 - 99 p.)
Số 2. ....... Những kẻ lạc loài, xã-hội tiểu-thuyết của Nguyễn Minh-Lang (Mars 1950)

PHỤ-TRƯƠNG PHỔ-THÔNG BÁN-NGUYỆT-SAN
  1. Thuyền-tình bể ái của Cáp-Cát-Đức, Nguyễn-Đỗ-Mục dịch (1939)
PHỔ-THÔNG CHUYÊN-SAN

Số 1. ....... Lục Vân Tiên dẫn giải của Đinh-Xuân-Hội (1er Juillet 1943 - 192 p. ; 1$50)
Số 2. ....... Trần Thủ Độ, danh nhân truyện ký của Trúc-Khê (1er Août 1943 - 87 p. ; 0$80)
Số 3. ....... Trương Vĩnh Ký, biên-khảo của Lê-Thanh (1er Septembre 1943 - 96 p. ; 1$00)
Số 4. ....... Quốc sử diễn ca dẫn giải của Nguyễn-Đỗ Mục (1er Octobre 1943 - 159 p. ; 1$50)
Số 5. ....... Thi sĩ Trung Nam, biên-khảo của Vũ Ngọc-Phan (1er Novembre 1943 - 96 p. ; 0$90)
Số 6. ....... Tang thương ngẫu lục, nguyên-tác của Phạm Đình-Hổ và Nguyễn-Án, Trúc-Khê dịch (1er Decémbre 1943 - 212 p. ; 2$00)
(Décembre : Triết học Khổng giáo của Mai đăng Đệ (quyển này cụ cử Mai soạn gần xong thì bị mệt, mong cụ chóng bình phục để sách có thể ra tháng Déc.)

TRUYỀN BÁ

Số 1. ....... Con thiên-lý mã, giáo-dục tiểu-thuyết của Lê Văn-Trương (25-8-41 - 35 p.)
Số 2. ....... Phần thưởng danh dự, giáo-dục tiểu-thuyết của Nguyễn Công-Hoan (25-9-41)
Số 3. ....... Con dế mèn của Tô-Hoài (10-10-41)
Số 4. ....... Hóa thành chim, truyện cổ-tích của Thâm-Tâm (25-10-41)
Số 5. ....... Chuyện ma của Nguyễn Công-Hoan (6-11-41 - 36 p. ; 0$10)
Số 6. ....... Ác báo của giáo-sư Mai-Phương (13-11-41 - 36 p. ; 0$10)
Số 7. ....... Quých và Quác, truyện của Vũ Bằng (20-11-41 ; 0$10)
Số 8. ....... Những người ngày xưa của Lê-Văn-Trương (27-11-41 ; 0$10)
Số 9. ....... Trên lưng cóc của Chiêu Đảm (4-12-41 ; 0$10)
Số 10. ..... Tỉnh giấc mơ vua của Hoàng Cầm (11-12-41 ; 0$10)
Số 11. ..... Ban hát của thày mo của Thâm-Tâm (18-12-41 ; 0$10)
Số 12. ..... Mực tầu, giấy bản, truyện của Tô-Hoài (25-12-41 ; 0$10)
Số 13. ..... Nhà triệu phú thọt của Nguyễn Công-Hoan (1-1-42 ; 0$10)
Số 14. ..... Phi-châu bí-mật của Phạm Quang-Định (8-1-42 ; 0$10)
Số 15. ..... Giặc cờ đen, truyện của Lê Văn-Trương (15-1-42 ; 0$10)
Số 16. ..... Dế mèn phiêu lưu ký I. truyện của Tô-Hoài (22-1-42 ; 0$10)
Số 17. ..... Dế mèn phiêu lưu ký II. truyện của Tô-Hoài (29-1-42 ; 0$10)
Số 18. ..... Ma thiên lãnh của Ngọc-Giao (5-2-42 ; 0$10)
Số 19. ..... Chín bông hoa của Thâm-Tâm (12-2-42 ; 0$10)
Số 20. ..... Cún số 5, truyện của Thanh-Châu (26-2-42 ; 0$10)
Số 21. ..... Thủy-Thần của Phan-Như (5-3-42 ; 0$10)
Số 22. ..... Oulad Kildir của Phạm Bá-Đại (12-3-42 ; 0$10)
Số 23. ..... Một truyện ma của Lê-Văn-Trương (19-3-42 ; 0$10)
Số 24. ..... Ma biên của Nguyễn Công-Hoan (26-3-42 ; 0$10)
Số 25. ..... Ngọn cờ lau của Tô-Hoài (2-4-42 ; 0$10)
Số 26. ..... Suối thiêng của Thanh-Châu (9-4-42 ; 0$10)
Số 27. ..... Bước đường tương lai, truyện của Hoàng-Cầm (16-4-42 ; 0$10)
Số 28. ..... Thằng cuội phiêu-lưu, truyện cổ-tích của Thâm-Tâm (23-4-42 ; 0$10)
Số 29. ..... Dũng, nhà thám hiểm của Ngọc-Giao (30-4-42)
Số 30. ..... Con chó dai đầu của Lê-Văn-Trương (7-5-42)
Số 31. ..... Youdi Aida của Phạm Bá-Đại (14-5-42)
Số 32. ..... Sự-tích cây hoa lý, truyện của Tô-Hoài (21-5-42 ; 0$12)
Số 33. ..... Lòng trẻ của Đoàn Nghi (28-5-42)
Số 34. ..... Quyển sách bí mật và con khỉ, truyện của Ngọc-Giao (4-6-42)
Số 35. ..... Nàng út của Thâm-Tâm (11-6-42)
Số 36. ..... Mẹ và em của Thanh-Châu (18-6-42)
Số 37. ..... Ngọn núi pha-lê của Phan-Như (25-6-42)
Số 38. ..... Đứa con đã khôn ngoan của Nguyễn Công-Hoan (2-7-42 - 30 p.)
Số 39. ..... Lên giời của Trúc-Khê (9-7-42 - 30 p.)
Số 40. ..... U Tám, truyện của Tô-Hoài (16-7-42 - 30 p. ; 0$12)
Số 41. ..... Tiên trong giếng thần của Thâm-Tâm (23-7-42 - 30 p.)
Số 42. ..... Hiền, truyện của Ngọc-Giao (30-7-42 - 30 p. ; 0$12)
Số 43. ..... Vàng, truyện của Thanh-Châu (6-8-42 - 30 p. ; 0$12)
Số 44. ..... Ba bà cháu của Tô-Hoài (13-8-42 - 30 p.)
Số 45. ..... Đười ươi giữ ống của Thâm-Tâm (20-8-42 - 30 p.)
Số 46. ..... Mưu gia cát của Lê Văn-Trương (27-8-42 - 30 p.)
Số 47. ..... Cô Tiên của Ngọc Giao (3-9-42)
Số 48. ..... Chó với mèo của Tô-Hoài (10-9-42)
Số 49. ..... Trịnh-Khả, truyện dã-sử của Thâm-Tâm (17-9-42)
Số 50. ..... Ông Hổ, truyện của Trúc-Khê (24-9-42 - 30 p. ; 0$12)
Số 51. ..... Tấm lòng vàng I. kịch của Ng. Công-Hoan (1er-10-42 - 30 p. ; 0$15)
Số 52. ..... Tấm lòng vàng II. kịch của Ng. Công-Hoan (8-10-42 - 30 p. ; 0$15)
Số 53. ..... Kalani, cậu mọi con với hai con khỉ, truyện mạo hiểm của Phạm Bá-Đại (15-10-42 - 30 p.)
Số 54. ..... Ba anh em, truyện của Tô-Hoài (22-10-42 - 30 p.)
Số 55. ..... Người giao chỉ của Thâm Tâm (29-10-42)
Số 56. ..... Một người mẹ của Hữu Mai (5-11-42 - 30 p.)
Số 57. ..... Người bạn giang hồ của Vương Thanh dịch (12-11-42 - 30 p.)
Số 58. ..... Thằng Bờm của Ngọc-Giao (19-11-42 - 30 p.)
Số 59. ..... Giặc Tàu bắt cóc I. của Lê Văn-Trương (26-11-42 - 30 p.)
Số 60. ..... Giặc Tàu bắt cóc II. của Lê Văn-Trương (3-12-42 - 30 p.)
Số 61. ..... Con chuồn chuồn của Hoàng Văn-Đạt (10-12-42)
Số 62. ..... Lệ Ngọc của Phạm Đình-Đăng (17-12-42)
Số 63. ..... Lá thư của người mẹ của Phạm Bang-Cơ (24-12-42)
Số 64. ..... Hoàng tử Nành của Hữu-Mai (31-12-42)
Số 65. ..... Lửa rừng của Ngọc Giao (7-1er-43 - 30 p.)
Số 66. ..... Người bõ già, truyện của Thiện-Kiều (14-1er-43 - 30 p. ; 0$15)
Số 67. ..... Khổng Minh Việt-Nam, truyện của Thanh-Khê (21-1er-43)
Số 68. ..... Số Tết (28-1er-43 - 74 p. ; 0$40) (1)
Số 69. ..... Bố, Cái, truyện của Thâm-Tâm (18-2-43 - 30 p.)
Số 70. ..... Cái mũ lạ đời của Vũ Trọng-Đào (25-2-43 - 30 p.)
Số 71. ..... Trên đảo Hoàng-sa của Ngọc-Cư (4-3-43 - 30 p.)
Số 72. ..... Nhạc, Huệ, Lữ, truyện của Ngọc-Giao (11-3-43)
Số 73. ..... Thằng bé chăn dê của Ngọc-Cư (18-3-43)
Số 74. ..... Võ sĩ Bọ Ngựa, truyện loài vật của Tô-Hoài (25-3-43 - 30 p.)
Số 75. ..... Cái quạt mo, truyện của Thâm-Tâm (1er-4-43 - 30 p.)
Số 76. ..... Rừng, Núi, Biển của Phạm Bá-Đại (8-4-43 - 30 p.)
Số 77. ..... Bầu sữa hươu của Ngọc-Giao (15-4-43 - 34 p.)
Số 78. ..... Đóa hồng màu nhiệm của Anh-Kiến (22-4-43)
Số 79. ..... Ba ông cháu, truyện của Tô-Hoài (29-4-43 - 30 p.)
Số 80. ..... Biết sống, truyện của Phạm Bá-Đại (6-5-43 - 30 p. ; 0$15)
Số 81. ..... Sẹt sành và chim choẹt của Đào Thiệu (13-5-43 - 30 p.)
Số 82. ..... Bài sử ký của Thanh-Châu (20-5-43 - 34 p.)
Số 83. ..... Chim làm tổ, truyện của Thâm-Tâm (27-5-43 - 34 p. ; 0$20)
Số 84. ..... Trên biển cát của Lê Chung-Vịnh (3-6-43 - 34 p.)
Số 85. ..... Nguyễn Xí của Nguyễn Đình-Tư (10-6-43 - 34 p.)
Số 86. ..... Người mẹ của Mạnh Phú-Tư (17-6-43 - 34 p. ; 0$20)
Số 87. ..... Tiểu anh hùng của Ngọc-Giao (24-6-43)
Số 88. ..... Trời phạt của Đào-Thiệu (1er-7-43 - 34 p.)
Số 89. ..... Ngoại-ô Saigon của Đoàn-Nghi (8-7-43 - 34 p.)
Số 90. ..... Ba cái lá, truyện của Tân-Kiềm (15-7-43 - 34 p.)
Số 91. ..... Ông hoàng khỉ của Lê Công-Thành (22-7-43 - 34 p. ; 0$20)
Số 92. ..... Rồng của Thâm-Tâm (29-7-43 - 34 p.)
...
Số 101. ....Muốn là được, truyện của Hoàng Đạt (30-9-43 - 30 p. ; 0$20)
Số 102. ....Thần điểu, truyện bằng thơ của Nam-Anh (7-10-43 - 30 p. ; 0$20)
Số 103. ....(14-10-43)
Số 104. ....Một người cha, truyện của Hữu-Mai (21-10-43 - 30 p. ; 0$20)
Số 105. ....(28-10-43)
Số 106. ....Ba người bạn, truyện của Hà-Hiền (4-11-43 - 30 p. ; 0$20)
Số 107. ....Đô chỉ huy Đinh-Văn-Tả của Đào-Thiệu và Ng. Liên (11-11-43 - 30 p. ; 0$20)
...
Số 109. ....Bút tre, vở gỗ, truyện của Ng. Duy-Diễn (25-11-43 - 30 p. ; 0$20)
Số 110. ....Nguyễn-Ngọc-Chân, truyện của Ngọc-Giao (2-12-43 - 30 p. ; 0$20)
Số 111. ....(9-12-43)
Số 112. ....Thù chồng nợ nước I. của Nguyễn Đình-Tư (16-12-43 - 34 p.)
Số 113. ....Thù chồng nợ nước II. của Nguyễn Đình-Tư (23-12-43 - 34 p.)
...
Số 117. ....Vua Đen của Nguyễn Trung Hoà (2-3-44 - 34 p.)
Số 118. ....(9-3-44 - 34 p.)
Số 119. ....(16-3-44 - 34 p.)
Số 120. ....Người bồ câu I. của Đào Thiệu (23-3-44 - 34 p.)
Số 121. ....Người bồ câu II. của Đào Thiệu (30-3-44 - 30 p.)
...
Số 131. ....Cây đa biết nói I. của Giáo Phú (8-6-44 - 34 p.)
Số 132. ....Cây đa biết nói II. của Giáo Phú (15-6-44 - 34 p.)
Số 133. ....(22-6-44)
Số 134. ....Nguyễn Trãi của Ngọc-Giao (29-6-44 - 34 p. ; 0$30)
Số 135. ....Bốn con nỡm ấy đi du lịch của Tô-Hoài (6-7-44 - 34 p.)
...
Số 142. ....Mèo già hóa cáo, truyện của Tô-Hoài (24-8-44 - 34 p. ; 0$40)
Số 143. ....Gã mài gươm, truyện của Ngọc-Giao (31-8-44)
Số 144. ....(7-9-44)
Số 145. ....(14-9-44)
Số 146. ....Ghẻ đặc biệt, truyện của Tô-Hoài (21-9-44 - 34 p. ; 0$40)
Số 147. ....Đứa con nuôi, truyện của Thâm-Tâm (28-9-44)
Số 148. ....(5-10-44)
Số 149. ....(12-10-44)
Số 150. ....Vua Quang Trung của Hữu-Mai (19-10-44 - 34 p.)
Số 151. ....Nguồn sống của Nguyễn Đình-Tư (26-10-44)
Số 152. ....Úm ba la! của Ngọc-Giao (2-11-44 - 34 p.)
Số 153. ....Người đàn bà nuôi rắn, truyện của Nam-Cao (9-11-44 - 34 p.)
Số 154. ....(16-11-44)
Số 155. ....Nói về cái đầu tôi, truyện của Tô-Hoài (23-11-44 - 33 p. ; 0$40)
Số 156. ....Cậu Chính cô Chiêu, truyện của Ngọc-Giao (30-11-44 - 30 p.)
Số 157. ....Hoàng hậu Yết-Tê, truyện của Nam-Cao (7-12-44 - 29 p. ; 0$40)
Số 158. ....Đao phủ, truyện của Nguyễn Văn-Nhàn (14-12-44)
Số 159. ....Mối thù của rắn, truyện của Ngô Đức-Việt (28-12-44 - 28 p. ; 0$40)
Số 160. ....Nồng Văn Vân, truyện của Hà Quốc-Ân (4-1-45)
Số 161. ....Hoàng Trừu của Ngọc-Giao (11-1-45 - 32 p.)
Số 162. ....Bốn con gà, truyện của Tô-Hoài (18-1-45 - 27 p. ; 0$50)
Số 163. ....Thằng khờ, truyện của Nam-Cao (25-1-45 - 29 p. ; 0$50)
Số 164. ....Trò leo giây, truyện của Thâm-Tâm (1-2-45)
Số 165. ....(22-2-45)
Số 166. ....Nàng Bạch Tuyết, truyện của Ngọc-Giao (1er-3-45 - 29 p. ; 0$50)
Số 167. ....Cái đầu lâu II. truyện của Nguyễn Văn-Nhàn (8-3-45 - 33 p.)
...
Số 1??. ....Cái đồng hồ, truyện của Hữu-Mai (43 - 34 p.)
Số 1??. ....Dì ghẻ con chồng của Nguyễn Đình-Tư (43 - 32 p.)
Số 1??. ....Một người cha của Hữu-Mai (43 - 34 p.)
Số 1??. ....Mưu chú cáo của Phạm Bá-Đại (43 - 34 p.)
Số 1??. ....Những con Bạch Nga thần của Khai Thụy (43 - 34 p.)
Số 1??. ....Thằng Nhó của Tô-Hoài (43 - 34 p.)
Số 1??. ....Thần điểu của Nam Anh (43 - 34 p.)
Số 1??. ....Thư Lý Ly của Ngọc-Giao (43 - 34 p.)
Số 1??. ....Ăn quả nhớ kẻ trồng cây của Thâm-Tâm (44 - 34 p.)
Số 1??. ....Bốn con chó của Tô-Hoài (44 - 30 p.)
Số 1??. ....Bước gian nan của con nắc nẻ của Tô-Hoài (44 - 34 p.)
Số 1??. ....Cái nhẫn của Lan Trân (44 - 34 p.)
Số 1??. ....Chú chuột của Tô-Hoài (44 - 34 p.)
Số 1??. ....Chúa Ba của Ngọc-Giao (44 - 34 p.)
Số 1??. ....Cóc và ếch tranh hùng của Thâm-Tâm (44 - 34 p.)
Số 1??. ....Con đường sáng của Ngọc Cư (44 - 34 p.)
Số 1??. ....Con nhà võ của Ngọc-Giao (44 - 34 p.)
Số 1??. ....Đời con kiến của Thâm-Tâm (44 - 34 p.)
Số 1??. ....Hai cây hoa nhài của Thâm-Tâm (44 - 34 p.)
Số 1??. ....Hai con ngỗng của Tô-Hoài (44 - 34 p.)
Số 1??. ....Hang thuồng luồng của Ngọc-Giao (44 - 30 p.)
Số 1??. ....Lời hứa của Lê Như Chi (44 - 34 p.)
Số 1??. ....Ngày vui của Ngọc-Giao (44 - 34 p.)
Số 1??. ....Ông hoàng rắn của Thâm-Tâm (44 - 34 p.)
Số 1??. ....Sức mạnh của Ngọc-Giao (44 - 34 p.)
Số 1??. ....Tình bạn của Hữu-Mai (44 - 30 p.)
Số 1??. ....Thằng Lứa của Đào Thiệu (44 - 34 p.)
Số 1??. ....Yên đi thi của Hữu Mai (44 - 34 p.)
Số 1??. ....Áo vải, truyện của Nam Cao (45 - 33 p.)
Số 1??. ....Dê và lợn, truyện của Tô-Hoài (45 - 31 p.)
Số 1??. ....Hươu, rím, khách, truyện của Thâm-Tâm (45 - 31 p.)
Số 1??. ....Hy sinh cho nước, truyện của Nguyễn Bá-Hào (45 - 29 p.)
Số 1??. ....Kịch !, truyện của Nguyễn Văn-Nhàn (45 - 34 p.)
Số 1??. ....Làm việc nghĩa, truyện của Nguyễn Văn-Nhàn (45 - 34 p.)
Số 1??. ....Linh hồn đá, truyện của Thâm-Tâm (45 - 34 p.)
Số 1??. ....Người câm biết nói, truyện của Nam Cao (45 - 31 p.)
Số 1??. ....Quận Hẻo, Quận He, truyện của Ngọc-Giao (45 - 31 p.)
Số 1??. ....Thỏ, chuột và khỉ của Thâm-Tâm (45 - 33 p.)
Số 1??. ....Tự lập, truyện của Nguyễn Quang-Phòng (45 - 34 p.)
...
Số 190. .....(20-9-45)

(1) Mục lục Số Tết :
. Ngày mới của Truyền Bá (p. 3)
. Một vụ trộm ly kỳ của Nam-Cao (p. 4-8)
. Giải trí ngày xuân (p. 8)
. Vui như Tết: Sao pháo lại kêu. Xuất hành. Yêu Bố. Cha nào con nấy (p. 9)
. Năm nay bạn bao nhiêu tuổi của Ch. Sóc (p. 10)
. Nhạc-sĩ Ba-Lê, truyện của Grimm, kịch của Chàng Sóc (p. 15-19)
. Khổ cho gã đi thắp đèn ngày Tết (Giải trí)
. Thơ Tết: Cây Nêu của Phạm Đình-Đăng (p. 20)
. Cậu bé đánh giặc cờ đen của Ngọc-Giao (p. 21-25)
. Cho dấu! Tôi đoán được quân bài của Băng-Hồ (p. 26)
. Hai con he he đi chơi xuân của Tô-Hoài (p. 27-31)
. Tiếng pháo của Le-Te ? (p. 32) (Thơ)
. Mấy kiểu áo Tết của Em Lệ Chi-Hoa (p. 33)
. Năm nay ai muốn đỗ? (p. 34) (Giải trí)
. Quỷ thuật: Đồng tiền thần của Tú-Sĩ (p. 34)
. Thơ đố (p. 35)
. Ngày xuân... vỡ óc: Xu và trinh? của Đặng Trần-Phiến (p. 35)
. Tết ta nên ăn nhiều kẹo của Vi-Chi (p. 35)
. Ngày xuân ca hát (Tiếp theo trang 11) của Nguyễn Ngọc-Sửu, Lữ-Công (p. 36)
. Chúa Nguyễn Ánh đã ăn một cái Tết rất ngon trong lúc ở Vịnh Xiêm của Hữu Mai (p. 37-42)
. Phim vui ngày Tết: Uých Oác đi chơi trốn của Chàng Sóc (p. 43-44)
. Ý nghĩa của những bức tranh Tết của Lư-Ca (p. 45)
. Cái áo len xanh trong một phiên chợ Tết hay là lòng can đảm của cậu mọi Tagoua của Phạm Bá-Đại (p. 46-52)
. Anh hùng tương ngộ (Giải trí)
. Tại sao người ta lại luộc bánh chưng về ban đêm? của Vũ-Hầu (p. 53-54)
. Ngày xuân khai bút của Chàng Sóc (p. 54)
. Mò ngọc trai của Thâm-Tâm (p. 55-74)

TUỔI TRẺ

Số 1. ....... Anh em thằng Việt, truyện dài giáo-dục của Lê Văn-Trương (1943, 2 vol. - 154 p. ; 0$40)
Số ?. ....... Người giữ ngựa, truyện của Thâm-Tâm (1944 - 67 p.)
Số ?. ....... Cái chấm sáng, truyện của Vũ Bằng (1944 - 64 p.)
Số ?. ....... Hổ với mọi của Lưu Trọng-Lư (1944 - 49 p.)
Số ?. ....... Truyện người trẻ tuổi của Ngọc-Giao (1944 - 64 p.)
Số ?. ....... Tiếng mùa xuân của Thâm-Tâm (1945 - 64 p.)
Số ?. ....... Họ ăn tết của Ng. Văn Nhàn (1945 - 53 p.)

NHỮNG TÁC-PHẨM HAY
  1. Lầm than, tiểu-thuyết của Lan-Khai (1938 - 215 p. ; 0$50)
  2. Hận nghìn đời của Lê-văn-Trương (1938 - 192 p.)
  3. Bà Chúa Chè, lịch-sử tiểu-thuyết của Nguyễn-triệu-Luật (1938 - 187 p. ; 0$50)
  4. Liêu Trai Chí Dị I. của Bồ Tùng Linh, Ng. Khắc Hiếu dịch (1939 - 192 p. ; 0$40)
  5. Trước đèn, phiếm luận của Phùng Tất-Đắc (16 Mars 1939 - 186 p. ; 0$40)
  6. Đứa cháu đồng bạc, tiểu-thuyết xã-hội của Lê-văn-Trương (16 Mai 1939 - 213 p. ; 0$40)
  7. Phấn hương, tiểu-thuyết của Ngọc-Giao (1939 - 210 p. ; 0$40)
  8. Loạn kiêu binh, lịch-sử tiểu-thuyết của Nguyễn Triệu-Luật (1939 - 172 p. ; 0$40)
  9. Liêu Trai Chí Dị II. của Bồ Tùng Linh, Ng. Khắc Hiếu dịch (16 Novembre 1939 - 157 p. ; 0$40)
  10. Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân (1940 - 200 p. ; 0$50)
  11. Một linh hồn đàn bà của Lê-Văn-Trương (16 Mars 1940 - 189 p. ; 0$50)
  12. Truyện đường rừng của Lan-Khai (16 Mai 1940 - 124 p. ; 0$45)
  13. Truyện hai người của Vũ-Bằng (1940 - 140 p. ; 0$50)
  14. Chúa Trịnh-Khải, lịch-sử tiểu-thuyết của Nguyễn Triệu-Luật (1940 - 130 p. ; 0$45)
  15. Bảy Hựu, truyện ngắn của Nguyên Hồng (1941 - 222 p. ; 0$60)
  16. Lịch-sử một tội ác, tiểu-thuyết của Lê Văn-Trương (1941 - 168 p. ; 0$60)
  17. Thềm nhà cũ, truyện ngắn của Nguyễn Xuân-Huy (Juin 1941 - 166 p. ; 0$60)
  18. Chiếc cáng xanh của Lưu Trọng-Lư (Août 1941 - 150 p. ; 0$60)
  19. Những con đường rẽ, tiểu-thuyết của Lê-Văn-Trương (1941 - 143 p. ; 0$60)
  20. Lâu đài họ Hạ (Những truyện kỳ quái của Hoffmann), tiểu-thuyết dịch của Vũ Ngọc-Phan (1942 - 144 p. ; 0$55)
  21. Tà áo lụa, tiểu-thuyết của Thanh-Châu (31 Mars 1942 - 128 p. ; 0$60)
  22. Cô gái làng Sơn-Hạ, tiểu-thuyết ngắn của Ngọc Giao (Juin 1942 - 206 p. ; 0$90)
  23. Cuộc sống của Nguyên Hồng (1942 - 190 p.)
  24. Hận ngày xanh của Hoàng-Cầm (1942 ; 0$95)
  25. Sau phút sinh ly, tiểu-thuyết của Lê Văn-Trương (1942 - 139 p. ; 0$70)
  26. Danh nhân Việt-Nam qua các triều đại : Cận đại I. của Phan Trần-Chúc (1942 - 140 p. ; Giấy thường 0$70 ; Giấy lụa dó 4$00)
  27. O Chuột của Tô-Hoài (1943 - 141 p. ; 0$90)
  28. Cai, hồi-ký của Vũ Bằng (1944 - 290 p. ; 4$50)
TỦ SÁCH TAO ĐÀN
  1. Ðường thi, khảo-cứu và phiên-dịch thơ Ðường của Ngô Tất Tố (1940 - 172 p. ; 0$70)
  2. Tôi thầu khoán hay là : Ba tháng ở Trung-Hoa, phiêu-lưu ký-sự của Lê Văn-Trương (1940 - 240 p. ; 0$90)
  3. Cao Bá Quát, danh-nhân truyện-ký của Trúc Khê (30 Octobre 1940 - 168 p. ; 0$55)
  4. Vương Thúy-Kiều, chú giải tân truyện của Tản-Đà Ng. Khắc-Hiếu (1940 - 217 p. ; 0$75)
  5. Nguyễn Trãi, danh-nhân truyện-ký của Trúc-Khê (1941 - 206 p. ; 0$75)
  6. Một cuộc săn vàng, phiêu-lưu ký-sự của Lê Văn-Trương (1941 - 146 p. ; 0$60)
  7. Cung-oán ngâm-khúc dẫn giải của Đinh-Xuân-Hội (1941 - 106 p. ; 0$30) (1942 ; Giấy thường 0$50 ; Giấy lụa dó 2$50)
  8. Một chuyến đi, du-ký của Nguyễn Tuân (20 Juillet 1941 - 212 p. ; 0$70)
  9. Thi văn bình chú : Lê-Mạc-Tây-Sơn I. của Ngô Tất-Tố (Septembre 1941 - 223 p. ; 0$80)
  10. Chinh phụ ngâm khúc dẫn giải của Nguyễn-Đỗ-Mục (1942 - 143 p. ; Giấy thường 0$60 ; Giấy lụa dó 2$50)
  11. Thi văn bình chú : Nguyên sơ - Cận kim II. của Ngô Tất-Tố (1943 - 243 p. ; 1$50)
  12. Nhà văn hiện đại I. phê bình văn học của Vũ Ngọc Phan (1942-1945, 204 p. ; 2$10)
  13. Nhà văn hiện đại II. phê bình văn học của Vũ Ngọc Phan (1942-1945, 283 p. ; 2$60)
  14. Nhà văn hiện đại III. phê bình văn học của Vũ Ngọc Phan (1943, 403 p. ; 4$00)
  15. Nhà văn hiện đại IV. Thượng, phê bình văn học của Vũ Ngọc Phan (1942-1945, 248 p.)
  16. Nhà văn hiện đại IV. Hạ, phê bình văn học của Vũ Ngọc Phan (1942-1945, 216 p.)
TÂN-DÂN THƯ-QUÁN (1926-1936)

A. TIỂU-THUYẾT
  1. Vỏ-quít dày, móng-tay nhọn, Phạm Quang-Sán dịch (1926 - 35 p. ; 0p15)
  2. Hẹn giờ chết! (0$12)
  3. Bước đời ăn cướp, tiểu-thuyết, Nguyễn-thế-Lữ dịch theo "Pascal Bruno" par A. Dumas (1929 - 81 p. ; 0$30)
  4. Bàn tay của ai (0$10)
  5. Vợ lẽ yêu của tôi, tiểu-thuyết, Động-giang Nguyễn-nam-Thông dịch (1929 - 152 p. ; 0$40)
  6. Tham của chết cháy (0$20)
  7. Con khỉ giết người, trinh-thám tiểu-thuyết (1929 - 32 p. ; 0$10)
  8. Tân-Sử Kỳ-Quan (0$80)
  9. Ai giết quan tòa? Cuồng-Sỹ thuật (1929 - 37 p. ; 0$12)
  10. Xác chết chạy đi đâu? (1929 - 30 p. ; 0$10)
  11. Hồng-nhan đa truân, Nguyễn-đỗ-Mục dịch (1929 - 141 p. ; 0$40)
  12. Chiếc-bóng song-the (Tây song lệ ảnh), Nguyễn-đỗ-Mục dịch (1928 - 238 p. ; 0$90)
  13. Hai vợ (1928 - 0$35)
  14. Kim Vân Kiều Tiểu-thuyết, Hùng-sơn Nguyễn-duy-Ngung dịch, Vũ-đình-Long san-nhuận, Nguyễn-đỗ-Mục dịch những bài phê-bình của Thánh Thán (1928 - 294 p. ; 0$85)
  15. Bóng trăng soi, tiểu-thuyết của Vũ-đình-Long (1929 - 89 p. ; 0$30)
  16. Danh hoa thảm kiếp, Nguyễn-duy-Ngung dịch (1928 - 101 p. ; 0$35)
  17. Một vạn đồng (0$16)
  18. Huyết chích tử, Thạch-Bằng dịch (1928 - 80 p. ; 0$30)
  19. Vòng quanh thế-giới của Jules Verne, Hoài-nam-Tử dịch (1928 - 70 p. ; 0$25) (Nghiêm-xuân-Lãm)
  20. Hồ-điệp hoa, Nghiêm-xuân-Lãm dịch (1928 - 59 p. ; 0$20)
  21. Song hiệp phá gian, tức là bộ truyện Hai người nghĩa hiệp, Nghiêm-xuân-Lãm dịch (1927 - 134 p. ; 0$45)
  22. Vợ tôi (Dư chi thê) của Từ Trẩm Á, Nguyễn-đỗ-Mục dịch (1927 - 11 fasc. 186 p. ? ; 0$70)
  23. Chồng tôi, tức là bộ phong-lưu diễm-sử Dư chi phu của Từ-Trẩm-Á, Nguyễn-đỗ-Mục dịch (1927 - 193 p. ; 0$70)
  24. Thế-giới trẻ con của Vũ-đình-Long (1927 - 71 p. ; 0$25)
  25. Thiết-Hoa Tiên-Sử, Kim-giang Nguyễn-văn-Bân dịch (16 fasc. 270 p. ; 1$00)
  26. Bình-Sơn Lãnh-Yến, Nguyễn-đỗ-Mục dịch (1$20)
  27. Song-phượng kỳ-duyên, Nguyễn-đỗ-Mục dịch (1928, 5e éd. - 234 p. ; 0$90)
  28. Thuyền-tình bể-ái, Nguyễn-đỗ-Mục dịch (1926, 2e éd. - 436 p. ; 0$90)
  29. Anh-hùng náo, Vũ-đình-Long dịch (1$25)
  30. Tục Anh-hùng náo, Vũ-đình-Long dịch (1$10)
  31. Tái-Sinh-Duyên (1$80)
  32. Tục Tái-sinh-Duyên (1$80)
  33. Lục mẫu-đơn, Vũ-đình-Long dịch (1$50)
  34. Truyện cổ-tích, 3 cuốn (0$60)
  35. Phấn trang lầu I, Nguyễn-khắc-Hanh dịch (1926 - 161 p. ; 0$60)
  36. Mỹ-quốc song nga, Kim-Giang Nguyễn-văn-Bân dịch (13 fasc. 219 p. ; 0$80)
  37. Tiểu-thuyết thi (1928 - 144 p. ; 0$50)
  38. Giọt lệ Sông Hương (Minh-Châu Lệ-Sử), tiểu-thuyết của Tam-lang Vũ-đình-Chí (1930 - 70 p. ; 0$30)
  39. Người hay ma? của Thụy Am (1929 - 40 p. ; 0$15)
  40. Gió rập sóng vùi của Tân Lãn Ông (1929 - 52 p. ; 0$25)
  41. Một truyện báo thù ghê-gớm, tiểu-thuyết mới của Nguyễn-thế-Lữ (1929 - 35 p. ; 0$16)
  42. Tiếng hú hồn của mụ ké, tiểu-thuyết của Nguyễn-thế-Lữ (1929 - 48 p. ; 0$22)
  43. Anh-Hùng Tương-Ngộ của Thụy-Am (1929 - 43 p. ; 0$12)
  44. Đấm chết tươi! của Cuồng-Sỹ (1929 - 48 p. ; 0$20)
  45. Thần công-lý (trọn bộ), Lam-Điền Chu-ngọc-Chi và Cuồng-Sỹ dịch (43 fasc. 356 p. ; 1$00)
  46. Bức thư của ai? (1929 - 24 p. ; 0$10)
  47. Tam Quốc (trọn bộ) (4$80)
  48. Thủy Hử, nghĩa-hiệp tiểu-thuyết, Nguyễn-đỗ-Mục dịch (1933-1934 - 76 fasc. ; 3$00)
  49. Phi-châu yên thủy, Nguyễn-đỗ-Mục dịch (0$45)
  50. Thiên-phương nhật đàm của Vũ-đình-Long (0$90)
  51. Thiết quan-đồ, Doãn-kế-Thiện dịch (13 fasc. 214 p. ; 0$80)
  52. Bút-ký của Nguyễn-lan-Khai
  53. Đàn-bà dễ có mấy tay! Tức là bộ tiểu-thuyết "Oan Hải Linh Quang" của Lâm-Thư, Động-giang Nguyễn-nam-Thông dịch (1930 - 138 p.)
  54. Đời Hoàng-Oanh (Một cái hại của tiểu-thuyết) của Tam-lang Vũ-đình-Chí (1930 - 61 p. ; 0$30)
  55. Ngọc lê hồn, tiểu-thuyết của Từ-Trẩm-Á, Trúc-khê Ngô-văn-Triện dịch (1930 - 218 p.)
  56. Hai người chồng, tiểu-thuyết của Tam-lang Vũ-đình-Chí (sắp xuất bản)
  57. Tuyến Thanh ký sự, tiểu-thuyết của Đào-thanh-Hương (1931 - 48 p.)
  58. Người mặt hổ, Nghiêm-xuân-Lãm dịch (1928 - 2 fasc. 302 p.)
  59. Hồng-Phấn Đại-Hiệp, Nghiêm-xuân-Lãm dịch (1936, 9 fasc. - 144 p. ; 0$25)
  60. Hoang-sơn quái-kiệt (chưa in)
  61. Thiên-vương lão-tử (chưa in)
B. SÁCH HỌC
  1. 200 bài tính-đố của Vũ-đình-Long, Phạm-Tá (0$30)
  2. 300 bài tính-đố của Vũ-đình-Long (Adopté) (0$30)
  3. Quốc-Văn Độc-Bản C.E. và C.M. của Vũ-đình-Long (Adopté) (0$40)
  4. 40 bài Quốc-Sử của Nguyễn-triệu-Luật (1927 - 122 p. ; 0$40)
  5. Luận Quốc-Văn của Trần-văn-Thược (Adopté) (1926 - 58 p. ; 0$20)
  6. Sơ-học yếu-lược toàn-thư của Nguyễn-đức-Phong (Adopté) (1925 - 102, iv p. ; 0$40)
  7. Pour nos heunes écoliers (Lectures françaises C.M. et C.F.) của Nguyễn-đức-Bảo (Adopté) (0$50)
  8. Tập bài thi Sơ-học yếu-lược của Phạm-duy-An, Nguyễn-triệu-Luật, Vũ-trọng-Yên (1926 - 122 p. ; 0$35)
  9. Problèmes du Certificat d'études của Thư, Hội, Ngọc (Adopté) (1926 - 154 p. ; 0$50)
  10. Lên bảy của Phạm-văn-Phương (1930 - 18 p. ; 0$12)
  11. Vần Quốc-Ngữ Tân-Dân của Xuân Sơn (1927 - 20 p. ; 0$05) (Phạm-văn-Phương)
  12. Choix de dictées expliquées (C.E.) (0$35)
  13. Cent Dictées du Certificat d'Études (0$40)
  14. 40 Morceaux de Récitation Française. Cours Élémentaire của Nguyễn-đức-Phong (Adopté) (0$25)
  15. 40 Morceaux de Récitation Française. Cours Préparatoire của Nguyễn-đức-Phong (Adopté) (1927 - 68 p. ; 0$25)
  16. Sách dạy vần tây không phải người dạy (0$30)
  17. Sách dạy nói tiếng tây của Tô-mộng-Lê (1928 - 53 p. ; 0$25)
  18. Sơ-học hợp-tuyển (0$35)
  19. Les épreuves orales du C.E.P.F.I. của Đặng-đình-Giảng (0$50)
  20. La Récitation français au C.S. của Đặng-đình-Giảng (0$25)
  21. Leçon de géographie C.S. (0$50)
  22. Histoire de France của Pasquier. C.S. et Certificat d'Études (Adopté) (0$65)
  23. Leçon de choses. Cours Moyens 1re et 2e của Ngô-vi-Kiên (0$65)
  24. Fautes de Français expliquées của Ngô-Ban (0$20)
  25. Résumés de leçons de choses, conforme au programme officiel à l'usage des élèves du cours moyen des écoles primaires et des candidats au certificat d'études của Đỗ-huy-Dân (1926 - 58 p. - 0$25)
C. KỊCH-BẢN
  1. Thù chồng nợ nước của Hoàng-tăng-Bý (1927 ; 0$12)
  2. Nghĩa-nặng tình-sâu (Tuồng mới : An-Dương-Vương sự-tích nước nhà) của Hoàng-tăng-Bý (1926 - 21 p. ; 0$12)
  3. Chén thuốc độc, bi-hài-kịch của Vũ-đình-Long (0$40)
  4. Tây Sương tân-kịch, hài-kịch của Vũ-đình-Long (0$20)
  5. Tòa-án Lương-tâm, bi-kịch của Vũ-đình-Long (0$30)
  6. La tasse de poison, tức là bản kịch Chén thuốc độc của Vũ-đình-Long soạn, Georges Cordier dịch ra Pháp-văn (0$50)
  7. Hai giọt máu rơi, xã-hội bi-kịch 2 hồi 5 cảnh của Hà-đình-Tuyên (1939 - 90 p. ; 0$30)
  8. Đàn-bà mới, kịch ba hồi của Vũ-đình-Long (1943 - 137 p. ; In một màu mực 2$00 ; Hai màu mực 5$00)
D. LINH-TINH
  1. Pháp-Việt đề-huề chính kiến thư của Phan-bội-Châu, Nguyễn-khắc-Hanh dịch (1926 - 17 p. ; 0$10)
  2. Tuyên-cáo quốc-dân của Phan-bội-Châu (1926 - 16 p. ; 0$05-0$06)
  3. Tập diễn-thuyết của Phan-chu-Trinh (1926 ; 0$10)
  4. Tú Xuất của Động-giang Nguyễn-nam-Thông (H. : Tân-Dân, 1931 - 4 fasc. ; 0$20 mỗi cuốn)
  5. Cung-oán ngâm-khúc dẫn-giải, Đinh-xuân-Hội biên-tập (Adopté) (1929 - 86 p. ; 0$25) (Quốc Văn dẫn-giải)
  6. Chinh-phụ ngâm-khúc dẫn-giải, Nguyễn-đỗ-Mục biên-tập (Adopté) (1929 - 86 p. ; 0$30) (Quốc Văn dẫn-giải)
  7. Quan-âm thị-Kính truyện dẫn-giải, Đinh-xuân-Hội biên-tập (Adopté) (1929 - 107 p. ; 0$35) (Quốc Văn dẫn-giải)
  8. Phan Trần truyện dẫn-giải, Đinh-xuân-Hội biên-tập (Adopté) (1930 - 86 p. ; 0$30) (Quốc Văn dẫn-giải)
  9. Hoa-tiên truyện dẫn-giải, Đinh-xuân-Hội biên tập (Adopté) (1930 - 174 p. ; 0$50) (Quốc Văn dẫn-giải)
  10. Tỳ-bà truyện dẫn-giải (đang in) (Quốc Văn dẫn-giải)
  11. Quốc-sử diễn-ca dẫn-giải (chưa in) (Quốc Văn dẫn-giải)
  12. Kim, Vân, Kiều dẫn-giải (chưa in) (Quốc Văn dẫn-giải)
  13. Lục-vân-Tiên dẫn-giải (chưa in) (Quốc Văn dẫn-giải)
  14. Nhị Độ-Mai dẫn-giải (chưa in) (Quốc Văn dẫn-giải)
  15. Trường-hận ca dẫn-giải (chưa in) (Quốc Văn dẫn-giải)
  16. Cổ-văn dẫn-giải (chưa in) (Quốc Văn dẫn-giải)
  17. Chuyện năm mới của Cuồng-Sỹ (1929 - 51 p. ; 0$20) (Tạ-mạnh-Khải) [Truyện năm mới]
  18. Văn-ca trích cẩm : 200 bài hát ả-đào, Hoàng-tăng-Bý biên-khảo (1928 - 153 p. ; 0$40)
  19. Sách xem tết năm Mậu-thìn (1928 - 78 p. ; 0$25)
  20. Sách xem tết năm Kỷ-tỵ (1929 ; 0$25)
  21. Sách xem tết năm Canh-ngọ (1930 - 88 p. ; 0$30)
  22. Sách xem tết năm Quý-dậu (1933 - 64 p.)
  23. Đối-đãi phụ-nữ của Hà Phi Phi, Thạch-Bằng dịch (1928 - 54 p. ; 0$25)
  24. Bán cười của Bồ-Tát (1928 - 48 p. ; 0$20)
  25. Bé cái nhầm! của Cuồng-Sỹ (1928 - 36 p. ; 0$15) (Tạ-mạnh-Khải)
  26. Trò đời I, II, III, IV của Cuồng-Sỹ (1928 ; 0$20 mỗi cuốn) (Tạ-mạnh-Khải)
  27. Tiếu-lâm Tầu, Nghiêm-xuân-Lãm dịch (1928 - 86 p. ; 0$30)
  28. Sách dạy đánh chầu (1927 - 69 p. ; 0$40)
  29. Sách cười của Sơn-Phong, Hì-Đình (1929 - 64 p. ; 0$20) (Hì-Đình Nguyễn-văn-Tôi, tức Nguyễn-đỗ-Mục)
  30. Règlement scolaire (0$30)
  31. Gương son phấn của Long Thành (1929 - 56 p. ; 0$25)
  32. Tiếu-lâm Nhật-bản (0$20)
  33. Văn-chầu (1929 - 64 p. ; 0$20)
  34. Mặt trái đời của Ngọc-Thỏ (1929 - 70 p. ; 0$25) (Nhị-lang Dương-mầu-Ngọc)
  35. Ẩm thực tu tri : Sách dạy nấu ăn đủ ba cách : ta, tầu, tây, Vương-Thị Thu-Hương biên-tập (1930 - 190, iv ; 1$00)
  36. Văn cười (Hài-đàm) của Kim-Xuyên (1930 - 56 p. ; 0$20)
  37. Pages Françaises của Nguyễn-tiến-Lãng (1929 - 133 p. ; 0$65)
  38. Kiếp con mèo, hoạt-kê tiểu-thuyết của Cuồng-Sỹ (1930 - 72 p.) (Tạ-mạnh-Khải)

Cướp quyền tạo hóa (0$08)
Recueil de décrets et arrêtés relatifs à la réglementation de l'enseignement privé au Tonkin của Lê-Quang-Hồng (1926 - 30 p.)
Việt-nam ngạn-ngữ phương-ngôn thư, Nguyễn-văn-Lễ dịch (1931 - 27 p.)
Thằng ăn mày giàu nhất, tham nhất thế-giới của Động-giang Nguyễn-nam-Thông (1931 - 28 p.)
Étude sur la Littérature Annamite của Georges Cordier (1934 - 316 p.)
Hán văn độc bản của Trúc-Khê (1942 - 114 p. ; 0$80)
Màn rách chiếu nát của Trinh Thục (1945 - 18 p.)

Tục Thuyền-tình bể-ái (đang in) 0$90
Phấn-trang-lầu. II     đang in
Ngọc Kiều Lê (tam tài tử)     đang in
Kính hoa duyên     đang in

Cập nhật lúc 22/5/2016 11:05 pm