Ngô Đức Kế (1878-1929)

Ngô Đức Kế hiệu Tập-xuyên, người làng Trảo-nha, huyện Can-lộc, tỉnh Hà-tĩnh; ông sinh năm 1878, mất năm 1929 ở Hà-nội.

Ông đậu tiến sĩ nhưng không ra làm quan, sau nhờ tiếp xúc với các sách Trung-quốc truyền bá các học thuyết Âu Tây, ông hấp thụ được những tư tưởng mới, nên rất lưu tâm đến tình hình chính trị. Chính ông đã hăng hái cổ động bỏ khoa cử và đề xướng nền học mới ở Nghệ-Tĩnh. Khoảng năm 1907, ông cùng Đặng Nguyên Cẩn mở « Chiêu-dương thư quán » ở Vinh để tuyên truyền và vận động Cách mạng. Năm 1908, sau khi Phan Bội Châu ra nước ngoài, thực dân Pháp buộc ông vào tội « tiềm thông dị quốc » và đày đi Côn đảo. Năm 1921 được về, ông ở quê ít lâu rồi ra Hà-nội viết báo. Ông là cây bút xuất sắc trong tạp chí Hữu thanh. Năm 1927, ông mở « Giác-quần thư xã » xuất bản sách.

(Theo Lược truyện các tác gia Việt nam. Tập I. Nxb KHXH Hà-nội - 1971)

Tác phẩm:
  1. Phan Tây-Hồ di thảo: Văn-tập ông Phan-Chu-Trinh. I / Ngô-Đức-Kế biên tập (H. : Thụy-Ký, 1926 - 44 p.)
  2. Đông tây vỹ nhân (H. : Giác quần thư xã, 1929-1930 - I. iii, 77 p. ; 0$35 - II. 54 p.)

0 comments: